Đề thi thử môn hóa 2024 Lương Tài 2 (có đáp án)

Xuất bản: 03/04/2024 - Tác giả:

Đề thi thử môn hóa 2024 Lương Tài 2, Bắc Ninh với 40 câu hỏi trắc nghiệm hay, kiến thức bám sát chương trình học, giúp các em tự đánh giá khả năng của mình.

Dưới đây là đề thi thử môn hóa 2024 của trường THPT Lương Tài 2, tỉnh Bắc Ninh. Đề thi được xây dựng dựa trên kiến thức hóa học thuộc chương trình phổ thông với kiến thức chủ yếu là Hóa học lớp 12. Đề thi bao gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm trong thời gian làm bài là 50 phút. Các câu hỏi, bài tập đa dạng nhưng vẫn theo chuẩn cấu trúc của bộ tài liệu Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT mới nhất.

Chi tiết đề thi thử môn Hóa tốt nghiệp 2024 như sau:

Đề thi thử tốt nghiệp môn hóa 2024 trường Lương Tài 2

Câu 1. Dung dịch chất nào sau đây có pH > 7?

A. KOH.

B. H2SO4.

C. KCl.

D. NaNO3.

Câu 2. Dung dịch chất nào sau đây phản ứng được với NaOH?

A. C2H5OH.

B. CH3COOH.

C. C3H5(OH)3.

D. CH3CHO.

Câu 3. Trong công nghiệp, kim loại nhôm được điều chế từ quặng boxit. Thành phần chính của quặng boxit là

A. Al(OH)3.2H2O.

B. KAl(SO4)2.12H2O.

C. Al2(SO4)3.2H2O.

D. Al2O3.2H2O.

Câu 4. Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?

A. H2SO4.

B. Al2O3.

C. Na2O.

D. KОН.

Câu 5. Công thức phân tử của ancol etylic là

A. C2H6O.

B. C3H8O3.

C. C2H4O2.

D. CH4O.

Câu 6. Khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ, để thu gom thủy ngân ta dùng hóa chất là

A. vôi sống.

B. cacbon.

C. muối ăn.

D. lưu huỳnh.

Câu 7. Trùng hợp etilen thu được

A. polietilen.

B. polibuta-1,3-đien.

C. polipropilen.

D. poli(vinyl clorua).

Câu 8. Chất nào sau đây là chất béo?

A. Tinh bột.

B. Etyl axetat.

C. Tripanmitin.

D. Glyxin.

Câu 9. Công thức của metyl axetat là

A. HCOOCH3.

B. CH3COOC2H5.

C. CH3COOCH3.

D. HCOOC2H5.

Câu 10. Thủy phân hoàn toàn các protein đơn giản thu được sản phẩm gồm các

A. α-aminoaxit.

B. peptit.

C. glixerol.

D. glucozơ.

Câu 11. Số nguyên tử cacbon trong phân tử fructozơ là

A. 11.

B. 22.

C. 12.

D. 6.

Câu 12. Nguyên tắc điều chế kim loại là

A. oxi hóa ion kim loại thành nguyên tử.

B. khử ion kim loại thành nguyên tử.

C. khử nguyên tử kim loại thành ion.

D. oxi hóa nguyên tử kim loại thành ion.

Câu 13. Chất nào sau đây thuộc loại monosaccarit?

A. Xenlulozơ.

B. Glucozơ.

C. Saccarozơ.

D. Tinh bột.

Câu 14. Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?

A. Cu.

B. Ag.

C. Na.

D. Mg.

Câu 15. Chất nào sau đây được dùng để làm mềm nước có tính cứng tạm thời?

A. NaCl.

B. HCl.

C. Ca(OH)2.

D. NaNO3.

Câu 16. Kim loại dẻo nhất là

A. vàng.

B. bạc.

C. nhôm.

D. đồng.

Câu 17. Tơ nào sau đây thuộc loại tơ nhân tạo?

A. Tơ visco.

B. Tơ nilon-6,6.

C. Tơ nitron.

D. Tơ tằm.

Câu 18. Ở điều kiện thường, chất nào sau đây là chất khí, mùi khai?

A. Glyxin.

B. Metyl amin.

C. Anilin.

D. Alanin.

Câu 19. Cho 8,20 gam hỗn hợp gồm CaCO3 và MgCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được 2,016 lít CO2 và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 10,81.

B. 9,19.

C. 5,99.

D. 9,35.

Câu 20. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Trùng hợp vinyl xianua thu được polime dùng để sản xuất tơ nitron (tơ olon).

B. Trùng ngưng axit ε-aminocaproic thu được policaproamit.

C. Trùng ngưng buta-1,3-đien thu được polibutađien.

D. Trùng hợp vinyl clorua thu được polime dùng để sản xuất chất dẻo.

Câu 21. Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol este X thu được 0,36 mol CO2 và 0,36 mol H2O. Công thức phân tử của X là

A. C4H8O2.

B. C3H4O2.

C. C3H6O2.

D. C2H4O2.

Câu 22. Để khử hoàn toàn 16,0 gam Fe2O3 thành kim loại Fe ở nhiệt độ cao (không có oxi) cần tối thiểu m gam kim loại Al. Giá trị của m là

A. 10,8.

B. 5,4.

C. 2,7.

D. 8,1.

Câu 23. Cho dãy các chất sau: etyl axetat, glucozơ, saccarozơ, phenol, anilin. Có bao nhiêu chất tác dụng được với dung dịch nước brom?

A. 4.

B. 2.

C. 5.

D. 3.

Câu 24. Este X có công thức phân tử C4H8O2. Thủy phân X trong dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng, thu được sản phẩm gồm axit axetic và chất hữu cơ Y. Công thức của Y là

A. HCOOH.

B. CH3COOH.

C. CH3OH.

D. C2H5OH.

Câu 25. Cho m gam dung dịch glucozơ 1% vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng nhẹ đến phản ứng hoàn toàn thu được 1,08 gam Ag. Giá trị của m là

A. 45.

B. 135.

C. 90.

D. 180.

Câu 26. Cho 5,34 gam alanin tác dụng với dung dịch HCl dư, cô cạn cẩn thận dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 7,53.

B. 7,94.

C. 7,47.

D. 6,80.

Câu 27. Cho 6,72 gam Fe vào 200 ml dung dịch CuSO4 0,5M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kim loại. Giá trị của m là

A. 7,52.

B. 8,96.

C. 6,40.

D. 7,68.

Câu 28. Cho dãy các chất sau: Cu, Al, Al(OH)3, KNO3, FeCl3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH là

A. 1.

B. 4.

C. 2.

D. 3.

Câu 29. Hòa tan 6,5 gam Zn bằng lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít khí H2. Giá trị của V là

A. 3.36.

B. 1,12.

C. 4,48.

D. 2,24.

Câu 30. Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hoá?

A. Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO4.

B. Đốt lá sắt trong khí Cl2.

C. Thanh nhôm nhúng trong dung dịch H2SO4 loãng.

D. Sợi dây bạc nhúng trong dung dịch HNO3.

Câu 31. Cho các phát biểu sau:
(a) Mỡ lợn hoặc dầu dừa có thể dùng làm nguyên liệu để sản xuất xà phòng.
(b) Nước ép của quả nho chín có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(c) Trong tơ tằm có các gốc α-amino axit.
(d) Cao su lưu hóa có tính đàn hồi, lâu mòn và khó tan hơn cao su thường.
(e) Một số este có mùi thơm được dùng làm chất tạo hương cho thực phẩm và mỹ phẩm.
Số phát biểu đúng là

A. 5.

B. 6.

C. 3.

D. 4.

Câu 32. Tiến hành thí nghiệm oxi hóa glucozơ bằng dung dịch AgNO3 trong NH3 (phản ứng tráng bạc) theo các bước sau:
Bước 1: Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch.
Bước 2: Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến khi kết tủa vừa xuất hiện lại tan hết.
Bước 3: Thêm 1ml dung dịch glucozơ 1% vào ống nghiệm.
Bước 4: Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60 – 70°C trong vài phút.
Cho các nhận định sau:
(a) Ở bước 2, có thể thay dung dịch NH3 bằng dung dịch NaOH.
(b) Ở bước 4, glucozơ bị oxi hóa tạo thành muối amoni gluconat.
(c) Kết thúc thí nghiệm thấy thành ống nghiệm sáng bóng như gương.
(d) Ở thí nghiệm trên, nếu thay glucozơ bằng fructozơ hoặc saccarozơ thì đều thu được kết tủa tương tự.
(e) Thí nghiệm trên chứng tỏ glucozơ là hợp chất tạp chức, phân tử chứa nhiều nhóm OH và một nhóm CHO.
Số nhận định đúng là

A. 4.

B. 3.

C. 5.

D. 2.

Câu 33. Chất X là thành phần chính của một loại quặng tồn tại trong tự nhiên và có nhiều ứng dụng quan trọng (MX < 300). Hòa tan hoàn toàn 9,04 gam X trong nước sau đó thêm tiếp dung dịch HCl dư, thu được 1,792 lít khí và dung dịch sau phản ứng chỉ chứa 2 chất tan. Nếu nhiệt phân 9,04 gam X ở nhiệt độ cao thu được chất rắn Y có khối lượng giảm 29,646%, tiếp tục nung ở nhiệt độ cao hơn nữa khối lượng chất rắn Y vẫn không thay đổi. Lấy chất rắn Y hòa tan vào dung dịch HCl dư thu được 1,344 lít khí. Phần trăm khối lượng của nguyên tố oxi trong X là

A. 42,478.

B. 49,557.

C. 31,858.

D. 56,637.

Câu 34. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho kim loại Cu dư vào dung dịch Fe(NO3)3.
(b) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaOH.
(c) Cho Na2CO3 vào dung dịch Ca(HCO3)2 (tỉ lệ mol 1 : 1).
(d) Cho bột Fe dư vào dung dịch FeCl3.
(e) Cho hỗn hợp Na và Al2O3 (tỉ lệ mol 2 : 1) vào nước dư.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa một muối là

A. 5.

B. 4.

C. 3.

D. 2.

Câu 35. Bình “gas” sử dụng trong hộ gia đình Y có chứa khí hóa lỏng (LPG) gồm propan và butan với tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 4. Khi được đốt cháy hoàn toàn một mol propan tỏa ra lượng nhiệt là 2220 kJ và một mol butan tỏa ra lượng nhiệt là 2850 kJ. Để đun một lít nước (D = 1,00 g/ml) từ 25°C lên 100°C cần m gam gas, biết rằng muốn nâng một gam nước lên 1,0°C cần tiêu tốn hết 4,18 J (giả thiết chỉ có 80% lượng nhiệt đốt cháy từ khí gas dùng để tăng nhiệt của nước). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 12,0.

B. 6,0.

C. 8,0.

D. 5,0.

Câu 36. Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit oleic và triglixerit Y có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 2 : 1. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được CO2 và 35,64 gam H2O. Mặt khác, m gam X tác dụng vừa đủ với 120 ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng thu được glixerol và hỗn hợp chỉ chứa hai muối. Khối lượng của Y trong m gam hỗn hợp X là

A. 32,46.

B. 12,48.

C. 12,87.

D. 8,61.

Câu 37. Hỗn hợp T gồm ba este mạch hở X (đơn chức), Y (hai chức), Z (ba chức), đều được tạo thành từ ancol và axit cacboxylic có mạch không phân nhánh. Đốt cháy hoàn toàn m gam T, thu được H2O và 0,81 mol CO2. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam T bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp E gồm 3 ancol no (có số nguyên tử cacbon liên tiếp) và 20,78 gam hỗn hợp muối F gồm 2 muối có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E thu được 0,43 mol CO2 và 11,88 gam H2O. Đốt cháy toàn bộ F, thu được H2O, Na2CO3 và 10,34 gam CO2. Phần trăm khối lượng của Y trong T là:

A. 15,07%.

B. 28,77%.

C. 25,12%.

D. 30,15%.

Câu 38. Cho m gam hỗn hợp X gồm FeS2, CuS, FeS, FeCO3, CuO vào bình kín (thể tích không đổi) chứa 0,12 mol O2 (dư). Nung nóng bình đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi đưa về nhiệt độ ban đầu thì áp suất của khí trong bình giảm 12,5% so với áp suất ban đầu (bỏ qua thể tích của chất rắn) và (m – 1,2) gam chất rắn. Mặt khác, hòa tan hết m gam X bằng dung dịch H2SO4 80%, đun nóng, thu được dung dịch Y chứa (m + 5,04) gam hỗn hợp muối gồm (Fe2(SO4)3 và CuSO4) và 0,21 mol hỗn hợp khí Z gồm CO2, SO2. Khối lượng dung dịch H2SO4 đã dùng gần nhất giá trị nào sau đây?

A. 36 gam.

B. 24 gam.

C. 28 gam.

D. 32 gam.

Câu 39. E là hợp chất hữu cơ thơm có công thức phân tử C12H10O6; X, Y, Z, X1, Z1, Z2, F là các hợp chất hữu cơ khác nhau. Thực hiện các phản ứng sau theo đúng với tỉ lệ mol các chất.
(1) E + 4NaOH (t°) → X + Y + Z + 2H2O
(2) X + 2HCl → X1 + 2NaCl
(3) Y + 2NaOH (CaO, t°) → CH4 + 2Na2CO3
(4) Z + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O (t°) → Z1 + 2Ag + 2NH3NO3
(5) Z + H2 (Ni, t°) → Z2
(6) X1 + Z2 (H2SO4 đặc, t°) ⇋ F + H2O
Cho các phát biểu sau:
(a) Khi cho a mol X1 tác dụng với Na dư, thu được a mol H2.
(b) E có phản ứng tráng bạc.
(c) Z2 là thành phần chính để pha chế nước rửa tay khô diệt khuẩn.
(d) Khối lượng mol của F là 166 gam/mol.
(e) E là hợp chất hữu cơ tạp chức .
Số phát biểu đúng là

A. 3.

B. 4.

C. 2.

D. 5.

Câu 40. Điện phân dung dịch chứa x mol CuSO4, y mol H2SO4 và z mol NaCl (với điện cực trơ, có màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân là 100%). Khối lượng dung dịch giảm đi trong quá trình điện phân và khối lượng Al2O3 bị hòa tan tối đa trong dung dịch sau điện phân ứng với mỗi thí nghiệm được cho ở bảng dưới đây:

  Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2 Thí nghiệm 3
Thời gian điện phân (giây) t 2t 3t
Khối lượng dung dịch giảm (gam) 40.5 68.6 m
Khối lượng Al2O3 bị hòa tan tối đa (gam) 6.8   20.4

Biết tại catot ion Cu2+ điện phân hết thành Cu trước khi ion H+ điện phân tạo thành khí H2; cường độ dòng điện bằng nhau và không đổi trong các thí nghiệm trên. Cho các phát biểu sau:
(a) Giá trị của m là 85 gam.
(b) Tổng giá trị (x + y + z) là 2,2 mol.
(c) Điện phân với thời gian 3t giây, tổng thể tích khí thu được ở 2 cực là 30,24 lít.
(d) Nếu thời gian điện phân là 2,5t giây, dung dịch sau điện phân chứa 103,05 gam chất tan.
Số phát biểu đúng là

A. 2.

B. 3.

C. 1.

D. 4.

Đáp án đề thi thử môn hóa 2024 Lương Tài 2

1A 11D 21C 31A
2B 12B 22B 32D
3D 13B 23D 33D
4B 14C 24D 34B
5A 15C 25C 35C
6D 16A 26A 36B
7A 17A 27A 37B
8C 18B 28D 38C
9C 19B 29D 39B
10A 20C 30A 40D

-/-

Mong rằng với những câu hỏi độc đáo trong đề thi thử môn hóa 2024 trường THPT Lương Tài 2 ở trên, các em sẽ rút ra cho mình thêm nhiều kinh nghiệm cho các đề thi chính thức. Xem thêm nhiều các bộ đề đề thi thử tốt nghiệp thpt 2024 và mới nhất của các trường THPT trên cả nước đã được Đọc tài liệu cập nhật liên tục để ôn tập.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM