Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2019/2020 của thành phố Cần Thơ vừa diễn ra sáng ngày 25/6 với 2 nội dung chính:
- Đọc hiểu (3 điểm): Chuyện loài ốc sên
- Làm văn (7điểm):
+ Nghị luận về đề tài: Tại sao con người cần phải tự lực cánh sinh?
+ Phân tích ước nguyện hòa nhập, dâng hiến cho đời của nhà thơ Thanh Hải qua 2 khổ thơ.
Chi tiết đề thi như sau:
Đề thi
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC | KIỂM TRA HỌC KÌ II LỚP 9 NĂM HỌC: 2019-2020 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề |
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc câu chuyện sau và thực hiện những yêu cầu bên dưới:
Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!"
"Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói.
"Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"
"Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy".
"Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"
"Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy".
Ốc sên con bật khóc, nói: "Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta".
"Vì vậy mà chúng có cái bình!" - Ốc sên mẹ an ủi con - "Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính mình con ạ".
(Theo Quà tặng cuộc sống
- Nhiều tác giả, NXB Thanh niên, 2009)
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong câu chuyện.
Câu 2. Xác định phép liên kết về hình thức trong đoạn trích sau:
"Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"
"Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy".
Câu 3. Em hiểu thế nào về câu nói dưới đây của ốc sên mẹ?
Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta phải dựa vào chính bản thân chúng ta.
Câu 4. Thông điệp gì được gợi ra từ ý nghĩa của câu chuyện?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung câu chuyện ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: Tại sao con người cần phải tự lực cánh sinh?
Câu 2. (5,0 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau để làm nổi bật ước nguyện hòa nhập, dâng hiến cho đời của nhà thơ Thanh Hải:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
(Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải,
Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục - 2016, tr. 56)
Hết
Đáp án tham khảo
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong câu chuyện: Tự sự
Câu 2. Phép liên kết về hình thức:
+ phép lặp - "chị sâu róm", "chị ấy"
+ phép nối: "vì"
Câu 3.
"Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta phải dựa vào chính bản thân chúng ta." có thể hiểu chúng ta phải tin vào chính bản thân mình, biết trân trọng, yêu quý những gì đang có, không nên tị nạnh, so đo với người khác và cũng chẳng phải dựa vào ai. Điều quan trọng là con người biết chấp nhận hoàn cảnh, vươn lên, dựa vào nội lực của chính mình.
Câu 4. Thông điệp:
- Tin vào chính bản thân mình.
- Nỗ lực vươn lên trước mọi hoàn cảnh
- Không dựa dẫm vào người khác mà phải tự sức mình để sinh tồn, để hòa nhập, để sáng tạo và phát triển, để thể hiện lòng tự trọng cá nhân.
- ....
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Gợi ý:
Giới thiệu vấn đề: Dẫn dắt vào vấn đề tầm quan trọng của việc tại sao con người cần phải tự lực cánh sinh trong cuộc sống.
Bàn luận
– Thế nào là tự lực cánh sinh? Vai trò của đức tính này trong cuộc sống con người.
– Những tấm gương về tự lực cánh sinh trong cuộc sống.
– Tự lực cánh sinh không có nghĩa là từ chối sự hợp tác và giúp đỡ.
– Liên hệ thực tế, hình ảnh các tấm gương tự lực cánh sinh trong thời buổi hội nhập hiện nay.
Kết thúc vấn đề: Suy nghĩ về vấn đề tự lực cánh sinh đối với người học sinh, với bản thân mình.
Câu 2. (5,0 điểm)
a) Mở bài
- Giới thiệu tác giả và bài thơ
- Trích dẫn 2 đoạn thơ: là nội dung làm nổi bật ước nguyện hòa nhập, dâng hiến cho đời của nhà thơ Thanh Hải.
b) Thân bài
* Khái quát về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được tác giả sáng tác trong khi nằm trên giường bệnh, trước khi mất ít lâu, trong hoàn cảnh đất nước đã thống nhất, đang xây dựng cuộc sống mới nhưng còn vô vàn khó khăn gian khổ, thử thách.
- Nội dung chính: Bài thơ là tiếng lòng, những tâm sự, suy ngẫm, mong ước được dâng hiến một mùa xuân nho nhỏ của tác giả cho mùa xuân vĩ đại của đất nước.
* Phân tích khổ thơ thứ 4: Khát vọng hòa nhập, tự nguyện mang niềm vui đến cho cuộc đời
Ta làm con chim hót,
Ta làm một cành hoa.
Ta nhập vào hoà ca,
Một nốt trầm xao xuyến
- Điệp từ “ta làm” cùng với nhịp thơ dồn dập diễn tả rõ nét khát vọng cống hiến của nhà thơ:
+ muốn làm con chim hót : góp tiếng hót cho cuộc đời
+ muốn làm một cành hoa : góp chút sắc hương cho cuộc sống
-> Ước mong giản dị, đơn sơ để tô điểm cho vườn hoa mùa xuân muôn hương muôn sắc của đất nước.
Xem thêm tại: Phân tích khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ
-/-
Trên đây là đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 của Cần Thơ năm học 2019/2020 chi tiết, các em có thể tham khảo thêm các bài tập khác cũng như văn mẫu lớp 9 hay do Đọc tài liệu thực hiện nhé!
- Đề thi học kì 2 Ngữ văn 9 - Đọc tài liệu -