Đề thi học kì 1 Ngữ văn 9 quận Thanh Xuân năm 2020/2021

Xuất bản: 25/12/2020 - Tác giả:

Đề thi học kì 1 Ngữ văn 9 quận Thanh Xuân năm 2020/2021 vừa diễn ra cùng hướng dẫn làm bài dành cho các em học sinh lớp 9 tham khảo.

Đề thi học kì 1 Ngữ văn lớp 9 của quận Thanh Xuân năm 2020 vừa diễn ra ngày 24/12. Đây chắc chắn là một trong những tài liệu giúp các em ôn luyện các dạng câu hỏi sẽ ra trong đề thi cuối học kì tốt nhất.

Thời gian làm bài là 90 phút, cùng Đọc tài liệu thử sức nhé:

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 9 quận Thanh Xuân năm 2020

UBND QUẬN THANH XUÂN

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I 

NĂM HỌC 2020 - 2021

Môn kiểm tra: NGỮ VĂN 9

Ngày kiểm tra: 24/12/2020

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề kiểm tra gồm 01 trang)

PHẦN I (6,5 điểm)

Trong truyện ngắn Làng, nhà văn Kim Lân miêu tả tâm trạng ông Hai như sau:

“Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm với anh em. Ồ, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá… Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc là còn khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.”

(Ngữ văn 9, tập 1, Nxb Giáo dục Việt Nam 2019) 

1. Cho biết hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm Làng. (0,5 điểm)

2. Nhà văn đã đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống đặc sắc. Đó là tình huống nào? Cho biết tác dụng của tình huống ấy. (1,5 điểm)

3. Việc tác giả sử dụng điệp từ “lại” trong đoạn trích trên nhằm mục đích gì? (1,0 điểm)

4. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp, nêu cảm nhận của em về tình yêu làng của ông Hai trong tác phẩm. Trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và một câu phủ định (gạch dưới lời dẫn trực tiếp và câu phủ định). (3,5 điểm)

PHẦN II (3,5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Sự kì lạ của Hạ Long là vô tận. Tạo hóa đã biết dùng đúng chất liệu hay nhất cho cuộc sáng tạo của mình: Nước. Chính Nước làm cho Đá sống dậy, làm cho Đá vốn bất động và vô trị bỗng trở nên linh hoạt, có thể động đến vô tận, và có trị giác, có tâm hồn. [...] Hạ Long vậy đó, cho ta một bài học, sơ đẳng mà cao sâu: Trên thế gian này, chẳng có gì là vô tri cả.

(Theo Nguyên Ngọc, Hạ Long - Đá và Nước,

Ngữ văn 9 tập 1, Nxb Giáo dục Việt Nam 2019)

1. Em hãy giải thích tại sao các danh từ chung “Đá”, “Nước” lại được tác giả viết hoa? (0,5 điểm)

2. Theo em, Hạ Long đã cho ta bài học gì? (1,0 điểm)

3. Viết đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: Bảo vệ thiên nhiên là bảo vệ sự sống của con người. (2,0 điểm)

Hết

Trên đây là đề thi học kì 1 Ngữ văn 9 quận Thanh Xuân năm 2020/2021 do Đọc tài liệu thực hiện, mong rằng với nội dung này sẽ giúp các em ôn tập kiến thức thi cuối kì 1 tốt hơn.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM