Câu hỏi luyện tập trang 77 SGK Hóa 10 Chân trời sáng tạo

Xuất bản: 03/02/2023 - Tác giả:

Câu hỏi luyện tập trang 77 SGK Hóa 10 Chân trời sáng tạo: Lập phương trình hóa học của các phản ứng oxi hóa - khử sau và xác định vai trò

Hướng dẫn trả lời câu hỏi luyện tập trang 77 SGK Hóa 10 thuộc Bài 12: Phản ứng oxi hóa – khử và ứng dụng trong cuộc sống - Chương 4 SGK Hóa học lớp 10 Chân trời sáng tạo..

Câu hỏi: Lập phương trình hóa học của các phản ứng oxi hóa - khử sau, xác định vai trò của các chất tham gia phản ứng.

KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl↑ + H2O (1)

NH3 + Br2 → N2 + HBr (2)

NH3 + CuO \(\overset {t^o} \rightarrow\) Cu + N2 + H2O (3)

FeS2 + O2 \(\overset {t^o} \rightarrow\) Fe2O3 + SO2 (4)

KClO3 \(\overset {t^o} \rightarrow\) KCl + O2↑ (5)

Trả lời:

\(KMn{O_4} + HCl \to KCl + MnC{l_2} + C{l_2} \uparrow  + {H_2}O(1)\)

Bước 1:

\(K\mathop {Mn}\limits^{ + 7} {O_4} + H\mathop {Cl}\limits^{ - 1}  \to KCl + \mathop {Mn}\limits^{ + 2} C{l_2} + {\mathop {Cl}\limits^0 _2} \uparrow  + {H_2}O\)

Bước 2:

Quá trình oxi hóa: 2Cl-1 → Cl20 + 2e

Quá trình khử: Mn+7 + 5e  → Mn+2

- KMnO4 là chất oxi hóa vì Mn trong KMnO4 nhận electron

- HCl là chất khử vì Cl trong HCl nhường electron

Bước 3: Xác định hệ số

5 x

2Cl-1 → Cl20 + 2e

2 x

Mn+7 + 5e  → Mn+2

Bước 4: Đặt hệ số

\(2KMn{O_4} + 16HCl \to 2KCl + 2MnC{l_2} + 5C{l_2} \uparrow  + 8{H_2}O\)

\(N{H_3} + B{r_2} \to {N_2} + HBr(2)\)

Bước 1:

\(\mathop N\limits^{ - 3} {H_3} + {\mathop {Br}\limits^0 _2} \to {\mathop N\limits^0 _2} + H\mathop {Br}\limits^{ - 1} \)

Bước 2:

Quá trình oxi hóa: 2N-3 → N20 + 6e

Quá trình khử: Br20 + 2e  → 2Br-

- Br2 là chất oxi hóa vì Br nhận electron

- NH3 là chất khử vì N trong NH3 nhường electron

Bước 3: Xác định hệ số

1 x

2N-3 → N20 + 6e

3 x

Br20 + 2e  → 2Br-

Bước 4: Đặt hệ số

\(2N{H_3} + 3B{r_2} \to {N_2} + 6HBr\)

\(N{H_3} + CuO\xrightarrow{{{t^o}}}Cu + {N_2} + {H_2}O(3)\)

Bước 1:

\(\mathop N\limits^{ - 3} {H_3} + \mathop {Cu}\limits^{ + 2} O\xrightarrow{{{t^o}}}\mathop {Cu}\limits^0  + {\mathop N\limits^0 _2} + {H_2}O\)

Bước 2:

Quá trình oxi hóa: 2N-3 → N20 + 6e

Quá trình khử: Cu+2 + 2e  → Cu0

- CuO là chất oxi hóa vì Cu trong CuO nhận electron

- NH3 là chất khử vì N trong NH3 nhường electron

Bước 3: Xác định hệ số

1 x

2N-3 → N20 + 6e

3 x

Cu+2 + 2e  → Cu0

Bước 4: Đặt hệ số

\(2N{H_3} + 3CuO\xrightarrow{{{t^o}}}3Cu + {N_2} + 3{H_2}O\)

\(Fe{S_2} + {O_2}\xrightarrow{{{t^o}}}F{e_2}{O_3} + S{O_2}(4)\)

Bước 1: Coi số oxi hóa của Fe và S trong FeS2 đều = 0

\(FeS_2^0 + {\mathop O\limits^0 _2}\xrightarrow{{{t^o}}}\mathop {F{e_2}}\limits^{ + 3} \mathop {{O_3}}\limits^{ - 2}  + \mathop S\limits^{ + 4} \mathop {{O_2}}\limits^{ - 2} \)

Bước 2:

Quá trình oxi hóa: FeS20 → Fe+3 + 2S+6 + 15e

Quá trình khử: O20 + 4e → 2O-2

- O2 là chất oxi hóa vì O nhận electron

- FeS2 là chất khử vì FeS2 nhường electron

Bước 3: Xác định hệ số

4 x

FeS20 → Fe+3 + 2S+6 + 15e

15 x

O20 + 4e → 2O-2

Bước 4: Đặt hệ số

\(4Fe{S_2} + 11{O_2}\xrightarrow{{{t^o}}}2F{e_2}{O_3} + 8S{O_2}\)

\(KCl{O_3}\xrightarrow{{{t^o},Mn{O_2}}}KCl + {O_2} \uparrow\)(5)

Bước 1:

\(K\mathop {Cl}\limits^{ + 5} {\mathop O\limits^{ - 2} _3}\xrightarrow{{{t^o},Mn{O_2}}}K\mathop {Cl}\limits^{ - 1}  + {\mathop O\limits^0 _2} \uparrow\)

Bước 2:

Quá trình oxi hóa: 2O-2 → O20 + 4e

Quá trình khử: Cl+5 + 6e  → Cl-1

- KClO3 vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa vì Cl trong KClO3 nhận electron, O trong KClO3 nhường electron

Bước 3: Xác định hệ số

3 x

2O-2 → O20 + 4e

2 x

Cl+5 + 6e  → Cl-1

Bước 4: Đặt hệ số

\(2KCl{O_3}\xrightarrow{{{t^o},Mn{O_2}}}2KCl + 3{O_2} \uparrow\)

-/-

Trên đây là hướng dẫn trả lời câu hỏi luyện tập trang 77 SGK Hóa 10 Chân trời sáng tạo. Đừng quên tham khảo thêm các câu hỏi trong trọn bộ giải bài tập hóa 10 chân trời sáng tạo mà chúng tôi đã tổng hợp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM