Bài 10 trang 215 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Xuất bản: 09/06/2020

Trả lời câu hỏi bài 10 trang 215 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Ôn tập phần văn học kì 1

    Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 10 trang 215 sách giáo khoa Ngữ văn 12 phần soạn bài Ôn tập phần văn học kì 1 của Nguyễn Tuân chi tiết nhất.

Đề bài:

Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh. Anh (chị) cảm nhận được gì về tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ này?

Trả lời bài 10 trang 215 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Để soạn bài Ôn tập phần văn học lớp 12 kì 1 lớp 12 tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 10 trang 215 trong phần nội dung Soạn văn 12 như sau:

Cách trả lời 1

Bài thơ là lời tự bạch của tâm hồn người phụ nữ đang yêu. Mượn hình ảnh sóng, nhà thơ diễn tả tình yêu, thể hiện trái tim dữ dội và dịu êm vừa phong phú, phức tập vừa tha thiết, sôi nổi, rạo rực và khao khát yêu thương của một tâm hồn phụ nữ chân thành, nồng hậu, dám bày tỏ khát vọng của mình trong tình yêu, trong hạnh phúc đời thường.

Cách trả lời 2

Hình tượng sóng - người phụ nữ đang yêu, hình tượng trung tâm, nổi bật của bài thơ:

    + Mượn sóng để diễn tả nỗi lòng, tình yêu, trái tim phức tạp, tha thiết.

    + Sóng có phẩm chất, tính cách giống “em”.

– Sóng, những suy nghĩ, trăn trở khi nghĩ về tình yêu

    + Tìm cội nguồn của sóng, và khát vọng muốn được hiểu mình, hiểu người mình yêu và tình yêu.

    + Trái tim của tuổi trẻ khát khao yêu thương, quy luật tự nhiên.

– Nỗi nhớ, sự chung thủy của người phụ nữ khi yêu

    + Bày tỏ trực tiếp nỗi nhớ thương người yêu.

    + Sự tin tưởng, đợi chờ chung thủy trong tình yêu.

– Khát vọng tình yêu vĩnh cửu

    + Sự lo âu, trăn trở của người phụ nữ trước cuộc đời dài rộng và tình yêu lớn lao.

    + Sóng là biểu tượng cho tình yêu trường tồn, mãnh liệt.

Tham khảo: Phân tích hình tượng sóng trong bài Sóng - Xuân Quỳnh

Cách trả lời 3

- Sóng chứa đựng nhiều trạng thái đối lập: dữ dội >< dịu êm, ồn ào >< lặng lẽ, sóng tìm ra tận bể để tự lí giải

=> thuộc tính phức tạp và khát khao khám phá trong tình yêu (khổ 1).

- Cũng như sóng, khát vọng tình yêu của tuổi trẻ là muôn đời: Ngày xưa - ngày sau, vẫn thế, bồi hồi (khổ 2).

- Sóng song hành và làm nổi bật những băn khoăn của em: Từ nơi nào sóng lên?, Gió bắt đầu từ đâu?, Khi nào ta yêu nhau

=> thuộc tính bí ẩn, kì diệu của tình yêu  (khổ 3,4).

- Sóng nhớ bờ: nỗi nhớ cồn cào bao trùm không gian (dưới lòng sâu, trên mặt nước) và thời gian (ngày đêm) giống như em nhớ anh cả ý thức và vô thức (cả trong mơ còn thức) mà nỗi nhớ là thuộc tính đặc trưng của tình yêu (khổ 5).

- Sóng luôn tới bờ dù muôn vời cách trở

=> niềm tin vào sức mạnh vượt mọi trở ngại của tình yêu đích thực (khổ 7).

- Khát vọng hòa cái tôi vào cái ta, hòa cá nhân vào cuộc đời chung để bất tử hóa tình yêu gửi gắm trong hình tượng con sóng Làm sao được tan ra/Thành trăm con sóng nhỏ

=> khát khao tình yêu sẽ ý nghĩa và còn lại mãi với đời (khổ 9).

Tổng kết: Sóng giúp diễn tả tình yêu nồng nàn, mãnh liệt, đầy bản lĩnh của người phụ nữ. Đó là một tâm hồn chân thành, đằm thắm, luôn da diết khát vọng tình yêu, khát vọng hạnh phúc. 

Cách trả lời 4

* Hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

- Sóng là hình tượng quen thuộc trong thơ ca xưa, từ ca dao - dân ca, truyện Kiều của Nguyễn Du rồi đến thơ hiện đại của Xuân Diệu nhưng phải đến Xuân Quỳnh thì sóng mới là hình tượng biểu trưng của người con gái.

- Sóng xuất hiện xuyên suốt bài thơ, tồn tại song song với nhân vật "em" tạo nên sự đan lồng, biến đổi đa dạng. Sóng và em khi hòa vào nhau trong nhịp đập cảm xúc, khi lại tách ra để soi chiếu, cảm nhận.

- Sự vận động của sóng là những cung bậc cảm xúc đa dạng của người con gái trong tình yêu (2 khổ đầu).

- Cội nguồn của tình yêu cũng là cội nguồn của con sóng => nhân vật "em" đi tìm kiếm câu trả lời nhưng vẫn không thể lí giải nổi (2 khổ tiếp).

- Con sóng cũng là hiện thân của nỗi nhớ, của tâm trạng người con gái khi yêu đến nồng nàn, cháy bỏng (2 khổ tiếp).

- Con sóng hòa nhập với em trở thành nỗi khao khát về tình yêu vĩnh cửu và niềm tin của người con gái vào bên bờ hạnh phúc của cuộc đời mình. (Còn lại)

* Tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu

- Những cảm xúc, cung bậc rất đa dạng trong tình yêu.

- Khao khát đến cháy bỏng để đi tìm cội nguồn của tình yêu, hạnh phúc và cuộc hành trình đi tìm kiếm người tình đích thực của mình.

- Sự táo bạo trong cách bày tỏ những khao khát, rung động, cảm xúc của mình với người yêu.

- Lòng trắc ẩn, lo lắng của người phụ nữ về tình yêu nhưng đồng thời người con gái ấy vẫn tin tưởng vào bến đỗ của cuộc đời mình.

Tham khảo: Cảm nhận hình tượng sóng và em trong bài Sóng - Xuân Quỳnh

-/-

    Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 10 trang 215 SGK ngữ văn 12 tập 1 được trình bày theo nhiều cách khác nhau do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Ôn tập phần văn học lớp 12 kì 1 tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM