Đề bài:
1.Gieo một đồng kim loại
Lấy đồng lim loại , cầm đứng cạnh và thả rơi tự do từ một độ cao xác định . Khi rơi xuống mặt bàn thì mặt trên của đồng kim loại có thể là mặt sấp (S) hay ngửa (N) . Mắt sấp và mặt ngửa của đồng kim loại được quy định trước dựa theo đặc điểm của mỗi mặt .
Thống kê kết quả mỗi lần rơi vào bảng 6.1 và so sánh tỉ lệ % số lần gặp mỗi mặt nói trên qua 25 , 50 , 100, 200 lần rơi . Liên hệ kết quả này với tỉ lệ các giao tử được sinh ra từ con lai F1 Aa
- Bảng 6.1: Thống kê kết quả gieo một đồng kim loại
2. Gieo hai đồng kim loại
Lấy hai đồng lim loại , cầm đứng cạnh và thả rơi tự do từ một độ cao xác định . Khi rơi xuống mặt bàn thì mặt trên của 2 đồng kim loại có thể là một trong ba trường hợp : hai đồng sấp (SS) , 1 đồng sấp và 1 đồng ngửa (SN) , 2 đồng ngửa (NN) .
Thống kê kết quả mỗi lần rơi và so sánh tỉ lệ % số lần gặp mỗi khả năng nói trên vào mẫu bảng 6.2 và liên hệ kết quả này với tỉ lệ kiểu gen F2 trong lai một cặp tính trạng , giải thích sự tương đồng đó
- Bảng 6.2. Thống kê kết quả gieo hai đồng kim loại
Lời giải chi tiết:
+/ Bảng 6.1: Thống kê kết quả gieo một đồng kim loại
(HS tự thống kê theo kết quả thí nghiệm mình tiến hành)
+/Nhận xét:
- Tỉ lệ xuất hiện mặt sấp: mặt ngửa khi gieo đồng kim loại là xấp xỉ 1:1
- Khi số lần gieo đồng kim loại càng tăng thì tỉ lệ đó càng gần tới 1:1
- Khi cơ thể lai F có kiểu gen Aa giảm phân cho hai loại giao tử mang gen A và a với xác suất ngang nhau.
- Công thức tính xác suất: P(A) = P(a) = 1/2 hay 1A : 1a
+/Bảng 6.2. Thống kê kết quả gieo hai đồng kim loại
(HS tự thống kê theo kết quả thí nghiệm mình tiến hành)
+/ Nhận xét:
- Tỉ lệ xuất hiện khi gieo 2 đồng kim loại là xấp xỉ 1:2:1
- Khi số lần gieo đồng kim loại càng tăng thì tỉ lệ đó càng gần tới 1:2:1 hoặc 1/4 : 1/2 : 1/4
- Giải thích theo công thức tính sác xuất:
- Tỉ lệ kiểu hình ở F2 được xác định bởi sự kết hợp giữa 4 loại giao tử đực và 4 loại giao tử cái có tỉ lệ
ngang nhau.