Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn trường THCS Thạch Bàn

Xuất bản: 29/03/2021 - Tác giả:

Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn trường THCS Thạch Bàn, Long Biên, Hà Nội trong bộ đề thi thử mới nhất dành cho các em học sinh lớp 9 tham khảo.

Tham khảo ngay đề thi thử vào lớp 10 2021 môn văn trường THCS Thạch Bàn, Long Biên, Hà Nội hay nhất dành cho các em học sinh lớp 9. Cùng Đọc tài liệu thử sức với đề thi dưới đây nhé:

Đề thi thử vào 10 môn văn trường Thạch Bàn, Long Biên, Hà Nội

TRƯỜNG THCS THẠCH BÀN

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG

Môn: NGỮ VĂN 9

Ngày kiểm tra: 25/03/2021

Thời gian 90 phút (không kể thời gian phát đề)

Phần I (6,5 điểm):

Trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, nhà thơ Phạm Tiến Duật khắc hoạ hình ảnh người lính lái xe bằng những câu thơ thật hóm hỉnh, đặc sắc:

“Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi lại đi trời xanh thêm."

(Sách giáo khoa Ngữ văn 9 - Tập 1)

Câu 1. Tác phẩm nêu trên được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

Câu 2. Hai câu thơ cuối của khổ thơ trên sử dụng phép tu từ nào? Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng phép tu từ ấy?

Câu 3. Chép chính xác một câu thơ cũng sử dụng từ láy “chông chênh” trong một tác phẩm khác em đã học ở chương trình Ngữ văn THCS (ghi rõ tên bài thơ, tác giả).

Câu 4. Bằng một đoạn văn tổng-phân-hợp khoảng 12 câu, hãy nêu cảm nhận của em về tình đồng chí, đồng đội, gắn bó sâu sắc của những người lính lái xe trong khổ thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu có khởi ngữ và một câu ghép. (Gạch chân và chỉ rõ)

Phần II (3,5 điểm): Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

THỜI GIAN LÀ VÀNG

Ngạn ngữ có cầu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.

Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết

Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.

Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.

Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.

Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.

(Ngữ văn 9 , tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt văn bản trên.

Câu 2. Việc lặp lại kiểu câu trong các câu in đậm có tác dụng gì?

Câu 3. Theo tác giả, nếu bỏ phí thời gian sẽ như thế nào?

Câu 4. Từ nội dung văn bản trên, và những hiểu biết xã hội của bản thân, hãy viết khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: Đừng bao giờ để đến ngày mai những việc bạn có thể làm ngày hôm nay.

-Hết-

Vậy là Đọc tài liệu đã giới thiệu tới các em đề thi thử vào lớp 10 môn Văn, mong rằng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập. Đừng quên còn rất nhiều tài liêu đề thi thử vào 10 môn văn khác của các tỉnh thành trên cả nước nhé.

Đáp án đề thi thử vào 10 môn Văn năm 2021 trường THCS Thạch Bàn (tham khảo)

Phần I.

Câu 1. Hoàn cảnh sáng tác của Bài thơ về tiểu đội xe không kính ngắn gọn như sau:

Bài thơ về tiểu đội xe không kính ra đời năm 1969, nằm trong chùm thơ 4 bài (Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Lửa đèn, Nhớ, Gửi em cô thanh niên xung phong) của Phạm Tiến Duật được tặng Giải Nhất cuộc thi thơ do báo Văn nghệ tổ chức năm 1969-1970.

Bài thơ được sáng tác trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra rất gay go, ác liệt. Phạm Tiến Duật đã ghi lại những hình ảnh tiêu biểu của nơi khói lửa Trường Sơn đặc biệt ấn tượng là những tiểu đội xe không kính.

Câu 2. Đang cập nhật...

Câu 3. 

Bài thơ Tức cảnh Pác Bó ( Hồ Chí Minh - chương trình Ngữ văn 8 )

Sáng ra bờ suối, tối vào hang,

Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,

Cuộc đời cách mạng thật là sang.

Câu 4. Cảm nhận về khổ thơ thứ sáu của bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" các em cần nêu được các ý:

Người lính trên đường ra trận còn có chung những điểm tựa và tình cảm, tâm hồn, sinh hoạt. Chúng ta hãy nghe Phạm Tiến Duật kể về những cái chung ấy: ăn uống, nghỉ ngơi luôn sát cánh bên nhau, cùng bước đi trên chung 1 con đường cách mạng, con đường tự do, độc lập.

- Bếp Hoàng Cầm - hình ảnh quen thuộc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ là tín hiệu của sự sum vầy, hội ngộ sau chặng đường hành quân vất vả. Ngọn lửa ấm áp như nối kết tấm lòng người chiến sĩ với nhau.

- Tất cả là một gia đình ấm cúng, chan chứa yêu thương. Phạm Tiến Duật đã đưa ra một khái niệm gia đình thật lạ, thật giản đơn: "chung bát đũa" là tiêu chuẩn. Câu thơ toát lên tình đời, tình người gắn bó keo sơn.

Để tham khảo chi tiết, các em có thể xem nội dung bài văn mẫu Cảm nhận về ba khổ thơ cuối bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

Phần II. 

Câu 1.

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên: Nghị luận.

Câu 2. 

Việc lặp lại kiểu câu trong các câu in đậm có tác dụng nhấn mạnh giá trị của thời gian.

Câu 3.

Theo tác giả: "Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp."

Câu 4. 

Đang cập nhật...

-/-

Mong rằng với trọn bộ đề thi thử vào lớp 10 môn Văn năm này thì các em có thể hoàn thiện kĩ năng làm văn và giải đề tốt hơn. Chúc các em học tốt!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

BackToTop