Trang chủ

Đề thi thử tuyển sinh lớp 10 môn văn 2021 trường Hà Nội Amsterdam

Xuất bản: 22/04/2021 - Tác giả:

Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn năm 2021 của trung tâm bồi dưỡng văn hoá Amsterdam - Hà Nội trong bộ đề thi thử mới nhất dành cho các em học sinh lớp 9 tham khảo.

Tham khảo ngay đề thi thử vào lớp 10 2021 môn văn của phòng trung tâm BDVH Amsterdam - Hà Nội dành cho các em học sinh lớp 9. Cùng Đọc tài liệu thử sức với đề thi dưới đây nhé:

Đề thi thử vào 10 môn văn năm 2021 trường Amsterdam Hà Nội

Phần I: (4,5 điểm)

LỖI LẦM VÀ SỰ BIẾT ƠN

Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người xảy ra cuộc tranh luận và một người nổi nóng, không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay, người bạn tốt nhất đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.

Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo và quyết định bơi đến. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.

Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát còn bây giờ anh lại khắc lên đá ?”

Anh ta trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ nhanh chóng xoá nhoà theo thời gian, nhưng không ai có thể xoá được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người”.

Vậy, mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.

1. Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

2. Em hiểu như thế nào về ý nghĩa câu kết trong văn bản trên?

3. Hãy chuyển lời dẫn trực tiếp trong câu sau Người kia hỏi: "Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá?" thành lời dẫn gián tiếp.

4. Em hãy viết đoạn văn tổng hợp - phân tích - tổng hợp khoảng nửa trang giấy thi bàn luận về ý nghĩa của lòng khoan dung trong cuộc sống con người.

Phần II: (5,5 điểm)

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

(Trích Bếp lửa, Bằng Việt, Ngữ văn 9 tập 1, tr 144, NXB giáo dục, 2017)

1. Ghi lại chính xác 7 câu thơ tiếp theo câu thơ trên.

2. Từ "nhóm" trong đoạn thơ em vừa ghi lại được sử dụng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Hãy giải thích rõ ý nghĩa của từ đó trong đoạn thơ.

3. Em hãy viết đoạn văn diễn dịch khoảng 15 câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh người bà trong đoạn thơ, Trong đoạn có sử dụng 1 câu chứ thành phần khởi ngữ, 1 phép thế để liên kết.

4. Hãy kể tên 1 bài thơ có hình ảnh người bà mà em đã học trong chương trình Ngữ văn THCS và cho biết tác giả của bài thơ đó.

-Hết-

Vậy là Đọc tài liệu đã giới thiệu tới các em đề thi thử vào lớp 10 môn Văn, mong rằng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập. Đừng quên còn rất nhiều tài liêu đề thi thử vào 10 môn văn khác của các tỉnh thành trên cả nước nhé.

Đáp án đề thi thử vào 10 môn Văn năm 2021 TTBDVH Amsterdam Hà Nội (tham khảo)

Phần I.

1. Phương thức biểu đạt chính là tự sự

2.

- "viết lên cát": Cát, vốn là một thứ nhỏ bé, mong manh, và dễ dàng xóa nhòa cũng nghĩa là nó thể hiện một thái độ bao dung, không chấp nhặt, và một tâm hồn cao thượng. Viết thù hận và nỗi buồn lên cát, để cát sẽ dễ dàng xóa nhòa, để sự hận thù sẽ không còn mãi, để khi quay trở lại, ta sẽ cùng nhau sửa chữa những sai lầm.

- “khắc lên đá” đó là cách tôn trọng và luôn lưu giữ, trước sau như một và một thái độ sống luôn xem trọng người khác một cách đáng quý. Đá là một thứ cứng, khó bị phá vỡ do thời tiết, khó bị bay, thổi mất như cát, nên việc khắc ghi lên đá, cũng là cách ta luôn giữ sự tử tế của người khác trong trái tim mình. Điều đó, không chỉ khiến trái tim ta ấm áp, và tốt đẹp hơn, còn khiến mối quan hệ giữa người với người đều tốt đẹp lên.

3. Đang cập nhật

4.  Tham khảo: Nghị luận về lòng khoan dung

Phần II.

1.

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,

Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,

Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ...

Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!

2. Đang cập nhật

3. Tham khảo: Cảm nhận về hình ảnh người bà trong bài thơ Bếp lửa

4. Bài thơ có hình ảnh người bà trong chương trình Ngữ văn THCS ngoài bà trong Bếp lửa là Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh.

-/-

Mong rằng với trọn bộ đề thi thử vào lớp 10 môn Văn năm này thì các em có thể hoàn thiện kĩ năng làm văn và giải đề tốt hơn. Chúc các em học tốt!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM