Vì sao nói Việt Nam là một trong những quốc gia tích cực nhất trong ASEAN

Việt Nam là một trong những thành viên tích cực nhất của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Với những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của Hiệp hội, Việt Nam đã khẳng định vai trò và vị thế của mình trong khu vực.

Trả Lời Nhanh

Việt Nam là một trong những quốc gia tích cực nhất trong ASEAN vì Việt Nam có nhiều đóng góp cho hoạt động của ASEAN, có vai trò trong khu vực; có nhiều sáng kiến thúc đẩy hoạt động của Hiệp hội; là chủ nhà của nhiều sự kiện quan trọng;...

Câu hỏi trong chương trình học: Vì sao nói Việt Nam là một trong những quốc gia tích cực nhất trong ASEAN?

Trả lời:

Việt Nam là một trong những quốc gia tích cực nhất trong ASEAN, vì:

+ Từ khi gia nhập Hiệp hội ASEAN Việt Nam đã tích cực thúc đẩy các cơ chế hợp tác chung và có nhiều hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, bảo vệ môi trường, an ninh khu vực, thông qua: các hội nghị; các hiệp ước, hiệp định, tuyên bố, các dự án, chương trình phát triển,…

+ Việt Nam cũng đưa ra nhiều sáng kiến nhằm thúc đẩy tăng cường liên kết nội và ngoại khối, đóng góp chủ động vào sự phát triển chung của cộng đồng.

Việt Nam - Quốc gia tích cực trong ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là một tổ chức khu vực bao gồm 10 quốc gia ở Đông Nam Á. Kể từ khi gia nhập ASEAN vào năm 1995, Việt Nam đã luôn là một thành viên tích cực và chủ động trong các hoạt động của tổ chức này. Điều này được thể hiện qua nhiều khía cạnh, bao gồm:

Sự tham gia tích cực vào các cơ chế của ASEAN

Việt Nam luôn tích cực tham gia vào tất cả các cơ chế của ASEAN, bao gồm Hội nghị cấp cao ASEAN, Hội đồng Điều phối ASEAN, Hội đồng Kinh tế ASEAN, Hội đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN, v.v. Việt Nam cũng đã đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN vào các năm 2010 và 2023.

Đóng góp tích cực cho sự phát triển của ASEAN

Việt Nam đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của ASEAN trên nhiều lĩnh vực, bao gồm:

  • Kinh tế: Việt Nam là một trong những nền kinh tế năng động nhất của ASEAN. Trong những năm qua, Việt Nam đã tích cực thúc đẩy hợp tác kinh tế trong ASEAN thông qua các hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
  • An ninh - chính trị: Việt Nam luôn ủng hộ các nguyên tắc của ASEAN, bao gồm tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, v.v. Việt Nam cũng đã tích cực tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.
  • Văn hóa - xã hội: Việt Nam đã tích cực thúc đẩy giao lưu văn hóa - xã hội trong ASEAN thông qua các chương trình hợp tác du lịch, giáo dục, đào tạo, v.v.

Vai trò ngày càng quan trọng trong ASEAN

Vai trò của Việt Nam trong ASEAN ngày càng được coi trọng và đánh giá cao. Việt Nam là một trong những thành viên lớn nhất của ASEAN về diện tích, dân số và tiềm lực kinh tế. Việt Nam cũng là một thành viên tích cực và chủ động trong các hoạt động của ASEAN. Điều này đã góp phần nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Vì sao nói Việt Nam là một trong những quốc gia tích cực nhất

Vai trò của Việt Nam

- Việt Nam được đánh giá là một trong những thành viên tích cực nhất, đưa ra nhiều sáng kiến nhằm thúc đẩy tăng cường liên kết nội và ngoại khối, đóng góp chủ động vào sự phát triển chung của cộng đồng.

+ Vai trò trong việc kết nạp các thành viên mới: Lào, Mianma và Campuchia vào ASEAN; xây dựng triển khai các thỏa thuận hợp tác kinh tế nội khối.

+ Thúc đẩy kí kết các Tuyên bố, thể chế:

- Phối hợp cùng các quốc gia xây dựng Hiến chương ASEAN (2008), Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC);

- Biên soạn, công bố thể chế Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (2010); các cơ chế ASEAN+;

- Mở rộng Hội nghị Cấp cao Đông Á với sự tham gia của Liên bang Nga và Hoa Kỳ (năm 2010);

- Kí kết Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP) tại Hà Nội (2020).

+ Đảm nhiệm nhiều vai trò và đăng cai nhiều hội nghị tiêu biểu:

  • Chủ nhà Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6, Chủ tịch Uỷ ban thường trực ASEAN (2000 - 2001),
  • Chủ tịch ASEAN (năm 2010, năm 2020);
  • Chủ tịch luân phiên Uỷ ban các nước ASEAN (2022);
  • Chủ tịch kênh giáo dục ASEAN nhiệm kì 2022 - 2023.

Sự đa dạng hợp tác của Việt Nam trong ASEAN

Việt Nam gia nhập Hiệp hội ASEAN vào ngày 28/7/1995, từ đó đã tích cực thúc đẩy các cơ chế hợp tác chung và có nhiều hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, bảo vệ môi trường, an ninh khu vực, thông qua:

- Các hội nghị, như: Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN, Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN; Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN; Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Văn hóa ASEAN,...

- Các hiệp ước, hiệp định, tuyên bố, như: Hiệp ước về Khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân; Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực; Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông...

- Các diễn đàn, như: Diễn đàn Kinh tế ASEAN; Diễn đàn Văn hóa Thanh niên ASEAN; Diễn đàn Biển ASEAN,...

- Các dự án, chương trình phát triển, như: Dự án hợp tác về Mạng lưới Điện ASEAN; Dự án hợp tác văn hóa đa dân tộc ASEAN; Chương trình nghị sự phát triển bền vững,...

- Các hoạt động văn hóa, thể thao, như: Giao lưu văn hóa, nghệ thuật ASEAN mở rộng; Đại hội Thể thao Đông Nam Á,....

Những dấu mốc quan trọng của Việt Nam trong ASEAN

28/7/1995: Chính thức gia nhập ASEAN

1995-1999: Thúc đẩy kết nạp Lào, Myanmar và Campuchia vào ASEAN

1998: Tổ chức Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6; thông qua Chương trình Hành động Hà Nội

2000-2001: Chủ tịch Ủy ban thường trực ASEAN (ASC) khoá 34 và Chủ tịch Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF)

2018: Tổ chức Hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN)

2010: Chủ tịch ASEAN, với chủ đề “Hướng tới Cộng đồng ASEAN: từ tầm nhìn đến hành động”; tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+)

2020: Chủ tịch ASEAN, với chủ đề "Gắn kết và chủ động thích ứng”

Tổ chức Đại hội đồng liên Nghị viện ASEAN lần thứ 41 (AIPA 41)

2021: Tổ chức Diễn đàn cấp cao ASEAN về hợp tác tiểu vùng vì tăng trưởng bao trùm và phát triển bền vững

2022: Chủ tịch luân phiên Ủy ban các nước ASEAN tại Buenos Aires (ACBA).

Một số hợp tác về kinh tế, văn hóa, y tế giữa các nước ASEAN

Hợp tác về kinh tế

- Mục đích:

+ Khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và dân cư - xã hội để phát triển kinh tế;

+ Xây dựng Đông Nam Á trở thành một khu vực phát triển năng động.

- Một số hoạt động hợp tác:

+ Trong quá trình hợp tác nội khối, ASEAN đã thành lập một số tổ chức, như: Khu vực thương mại tự do (AFTA, ra đời năm 1992); Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA, được kí năm 2009); Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC, ra đời năm 2015) và các khu kinh tế đặc biệt,…

+ Bên cạnh đó, các quốc gia trong ASRAN đã và đang tích cực đẩy mạnh hợp tác kinh tế với nhiều nước và khu vực trên thế giới, thông qua: triển khai Liên kết kinh tế, thương mại với nhiều đối tác lớn như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Ôxtrâylia, EU,….; Thành lập các quỹ hợp tác khu vực và quốc tế như: Quỹ hợp tác đầu tư ASEAN - Trung Quốc, Quỹ liên kết ASEAN - Nhật Bản, Quỹ hợp tác ASEAN - Hàn Quốc, Quỹ tài chính Xanh xúc tác ASEAN,...

Hợp tác về văn hóa, y tế

- Hợp tác về văn hóa thông qua xây dựng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN:

+ Mục tiêu: xây dựng một cộng đồng các dân tộc ASEAN hài hòa, đoàn kết và chia sẻ, hướng tới người dân, chăm lo về thể chất, phúc lợi, môi trường sống ngày càng tốt hơn của người dân; Thu hẹp khoảng cách phát triển và tạo dựng một bản sắc chung của khu vực. Hướng đến xây dựng một cộng đồng văn hóa “Thống nhất trong đa dạng”.

+ Các hoạt động hợp tác tiêu biểu: Liên hoan nghệ thuật ASEAN; Dự án dịch các tác phẩm văn học ASEAN; Số hoá di sản ASEAN; Dự án sách ảnh ASEAN,...

- Hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đào tạo:

+ Thể hiện qua các hoạt động trao: đổi nhân sự, cung cấp dịch vụ giáo dục xuyên biên giới, trao đổi thông tin, cải cách thể chế, phát triển các quan hệ đối tác được Hội nghị Bộ trưởng giáo dục ASEAN (ASED) giám sát.

+ Hình thành Tổ chức Mạng lưới các trường đại học ASEAN (AUN).

+ Tổ chức các Hội nghị Bộ trưởng giáo dục ASEAN (SEAMEO),...

+ ASEAN còn đẩy mạnh hợp tác giáo dục đào tạo với các quốc gia ngoài ASEAN, đặc biệt là các quốc gia Đông Á.

- Hợp tác trong lĩnh vực y tế, thể thao:

+ Các quốc gia đã thành lập Kho dự phòng vật tư y tế khẩn cấp khu vực (năm 2020), Quỹ ASEAN ứng phó COVID-19,...

+ Tổ chức các hoạt động thể thao của khu vực như: SEA Games, ASEAN Para Games,...

Trên đây là một số nội dung có thể giúp bạn giải đáp được Vì sao nói Việt Nam là một trong những quốc gia tích cực nhất trong ASEAN? Chúc các bạn học tốt.

CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN