Từ ghép là gì? Có mấy loại từ ghép? Nêu ví dụ

Để giải đáp về khái niệm từ ghép là gì cũng như phân loại từ ghép như thế nào thì hãy cùng chúng tôi đi vào chi tiết hơn trong bài viết này.

Trả Lời Nhanh

Từ ghép là từ được kết hợp bởi 2 tiếng trở lên, giúp bổ sung nghĩa hoặc thay đổi ngữ nghĩa một cách đa dạng, phong phú hơn. Từ ghép chia thành 4 loại: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ, tổng hợp và phân loại.

MỤC LỤC NỘI DUNG
  • Khái niệm từ ghép là gì?
  • Công dụng của từ ghép
  • Có mấy loại từ ghép?
  • Phân biệt từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ
  • Một số ví dụ về từ ghép

Khái niệm từ ghép là gì?

Khái niệm được nêu trong SGK Ngữ văn 6:

- Sách Kết nối tri thức trang 11: Những từ phức được tạo nên bằng cách ghép các tiếng, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là từ ghép.

- Sách Cánh diều trang 15: Từ ghép là từ phức do hai hay nhiều tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau tạo thành, ví dụ: cha mẹ, hiền lành, khôn lớn, làm ăn, ...; đỏ loè, xanh um, chịu khó, phá tan, ...

- Sách Chân trời sáng tạo trang 18: Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là từ ghép.

Khái niệm chung:

Từ ghép là từ được kết hợp bởi 2 tiếng trở lên, giúp bổ sung nghĩa hoặc thay đổi ngữ nghĩa một cách đa dạng, phong phú hơn. Nó là một loại thuộc từ phức, những từ được ghép sẽ có mối liên quan với nhau về ý nghĩa.

Công dụng của từ ghép

Từ ghép là một thành phần cấu trúc câu, có công dụng giúp ta biểu đạt được rõ nhất về sự vật, sự việc mà mình nhắc tới. Giúp người đọc, người nghe hiểu rõ, nhanh về vấn đề được nhắc tới mà không cần phải suy đoán.

Có mấy loại từ ghép?

Căn cứ vào tính chất của mối quan hệ về nghĩa giữa các thành tố tạo nên một từ ghép thì có 4 loại từ ghép. (Có 2 loại từ ghép chính là từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.)

1. Từ ghép đẳng lập

Là từ ghép không phân ra tiếng chính, tiếng phụ và giữa các các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp. Khi hai tiếng tách riêng ra thì chúng vẫn thể hiện được ý nghĩa nhất định mà không cần từ ngữ nào hỗ trợ.

Ví dụ: Phân tích từ ghép "quần áo":

+ Cả hai không có tiếng chính, tiếng phụ

+ Giữa các tiếng có sự bình đẳng về mặt ngữ pháp.

+ Tách riêng hai tiếng đều có nghĩa.

2. Từ ghép chính phụ

Là từ ghép có hai tiếng, tiếng chính đứng trước và tiếng phụ đứng sau. Tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính.

Phân tích từ ghép chính phụ "Bà ngoại"

+ Tiếng chính: Bà; tiếng phụ: ngoại.

+ Bà là tiếng chính vì nó đứng đầu câu. Ngoại là tiếng phụ vì nó có thể thay được nhiều từ ngữ khác chẳng hạn như bà nội, bà đỡ,... Sử dụng từ “ngoại” sẽ giúp người đọc người nghe hiểu được đây là người sinh ra mẹ chứ không phải người sinh ra bố.

3. Từ ghép tổng hợp

Là từ ghép mang ý nghĩa tổng quát hơn những từ cấu thành nó.

Ví dụ: trang phục, phương tiện, môn học, võ thuật,…

4. Từ ghép phân loại

Là từ ghép được tạo thành nhằm phân biệt, phân loại giúp người nghe, người đọc nhận biết các loại, kiểu dáng của một sự vậy, hiện tượng.

Ví dụ: nước ép cam, nước ép ổi, nước ép dâu,…

Phân biệt từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ

Về quan hệ âm tiết

Từ ghép đẳng lập: Sự liên kết giữa các âm tiết là như nhau (không phân biệt âm tiết nào chính và âm tiết nào phụ)

Từ ghép chính phụ: Sự liên kết không đồng đều giữa các âm tiết (có âm chính và âm phụ)

Về ngữ nghĩa

Từ ghép đẳng lập: Hợp nghĩa (tức là nghĩa của từ ghép đẳng lập sẽ khái quát hơn so với nghĩa của các âm tiết tạo nên từ ghép đẳng lập). Ví dụ từ ghép đẳng lập: "Cô chú" thì nghĩa của từ "cô chú" khái quát hơn so với nghĩa của các âm tiết "cô" và "chú"

Từ ghép chính phụ: Phân nghĩa (tức là nghĩa của từ ghép chính phụ sẽ hẹp hơn so với nghĩa của âm tiết chính). Ví dụ từ ghép chính phụ: "Hoa mai", trong đó âm tiết chính là "hoa". Nghĩa của từ hoa mai hẹp hơn nghĩa của âm tiết "hoa".

Một số ví dụ về từ ghép

- Từ ghép chính phụ:

+ mưa rào: từ “mưa” là tiếng chính, từ “rào” là tiếng phụ phân loại mưa.
+ đỏ au: từ “đỏ” là tiếng chính, từ “au” là tiếng phụ bổ trợ cho từ “đỏ”.
+ tàu ngầm: từ “tàu” là tiếng chính, từ “ngầm” là tiếng phụ phân loại tàu.

Tương tự ta có các từ như: ngủ gật, ngủ mê, ngủ say, ngủ ngày, ngủ li bì, ...; xe đạp, xe máy, xe ngựa, xe ô tô, xe tải,… ; hoa cúc, hoa mai, hoa dâm bụt,…

- Từ ghép đẳng lập: cha mẹ, đất nước, đường sá, bếp núc, nhà cửa, ao hồ, sông suối, làng mạc, sách vở, giày dép, ...

CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN