Thế giới quan là gì?
Theo từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, thế giới quan là định hướng nhận thức cơ bản của một cá nhân hay xã hội bao gồm toàn bộ kiến thức và quan điểm của các cá nhân hay xã hội. Thế giới quan có thể bao gồm triết học tự nhiên; định đề cơ bản, hiện sinh, và quy chuẩn; hoặc các chủ đề, các giá trị, cảm xúc, và đạo đức.Theo từ điển Chủ nghĩa xã hội khoa học (1976), thế giới quan là hệ thống những quan niệm, quan điểm của con người về thế giới và về địa vị của con người trong thế giới. Nó bao gồm vũ trụ quan (hệ thống những quan niệm chung nhất của con người về vũ trụ) và nhân sinh quan (hệ thống những quan niệm chung nhất của con người về xã hội và cuộc đời). Nhân sinh quan là bộ phận cốt lõi của thế giới quan. Thuật ngữ “thế giới quan” được I. Kant nói đến đầu tiên và sau đó được Hêghen sử dụng một cách rộng rãi trong hệ thống triết học của mình.
Định nghĩa về thế giới quan của chủ nghĩa Mác - Lê-nin là toàn bộ các quan điểm và cách thức duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của con người về thế giới trong tính chỉnh thể của nó.
Thế giới quan thể hiện cái nhìn bao quát về thế giới trong ý thức của mỗi chúng ta bao gồm thế giới bên ngoài, con người và mối quan hệ giữa con người với thế giới đó. Thế giới quan là kim chỉ nam cho mọi thái độ và hành vi của chúng ta đối với thế giới bên ngoài.
Thế giới quan tiếng Anh là gì?
Trong tiếng Anh, từ dùng cho nghĩa thế giới quan làWorldviewhoặcWorld outlookđược sử dụng để chỉ quan điểm chung của một cá nhân về thế giới.Nguồn gốc của thế giới quan
Nguồn gốc của thế giới quan ra đời từ cuộc sống thực tiễn, tất cả hoạt động của con người đều bị chi phối bởi một thế giới quan nhất định. Những yếu tố chính cấu thành nên thế giới quan đó là tri thức, lý trí, niềm tin và tình cảm. Chúng liên kết với nhau thành một thể thống nhất và chi phối đến cả nhận thức lẫn hành động thực tiễn của con người.Thế giới quan của mỗi cá nhân dựa trên cơ sở kiến thức khoa học của nhân loại ở một giai đoạn lịch sử nhất định. Kiến thức khoa học đó bao gồm cả các quan điểm triết học, xã hội học, chính trị, đạo đức, kinh tế học và khoa học nói chung.
Thành phần của Thế giới quan là gì?
- Quan điểm triết học- Quan điểm khoa học, chính trị, đạo đức, thẩm mỹ
- Quan điểm tôn giáo: sản phẩm của tâm thức, mô tả kiến thức qua trực giác cảm nhận.
- Kiến thức Khoa học nhằm đến mục tiêu phương hướng thực tiễn trực tiếp cho con người trong tự nhiên và xã hội dựa theo quan sát và dữ kiện từ thực tiễn, phân tích tổng hợp chặt chẽ và có kiểm nghiệm đối sánh khách quan lại với thực tiễn.
- Các nguyên tắc và tiêu chuẩn đạo đức đóng vai trò điều chỉnh những quan hệ qua lại và hành vi của con người.
- Những quan điểm thẩm mỹ quy định những quan hệ với môi trường xung quanh với những hình thức, mục tiêu và kết quả của hoạt động.
Ý nghĩa và vai trò của thế giới quan
- Thế giới quan đúng đắn là tiền đề để xác lập nhân sinh quan tích cực; trình độ phát triển của thế giới quan là tiêu chí quan trọng đánh giá sự trưởng thành của mỗi cá nhân cũng như mỗi cộng đồng xã hội.- Thế giới quan cùng với phương pháp luận triết học là lý luận nền tảng của chủ nghĩa Mác Lênin - sự kế thừa, phát triển tinh hoa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng trong lịch sử tư tưởng của nhân loại.
- Khi các chủ thể nắm vững nội dung cơ bản về thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ là điều kiện tiên quyết để nhằm từ đó có thể nghiên cứu toàn hộ hệ thống lý luận mà còn là điều kiện để vận dụng nó một cách sáng tạo trong hoạt động nhận thức và thực tiễn để giải quyết vấn đề đời sống, xã hội.
- Nhờ xác định được các mối liên kết chung giữa thế giới và con người trong thế giới mà thế giới quan đã giúp chúng ta định hướng được lý tưởng sống của mình thông qua các mục tiêu và phương hướng hoạt động cụ thể.
- Thông qua tri thức chung về thế giới, bản chất con người, niềm tin và tình cảm trong thế giới quan mà chúng ta có thể nhận thức sâu sắc hơn về các hoạt động thực tiễn đang diễn ra.
Phân loại thế giới quan
Có nhiều cách phân loại thế giới quan được xây dựng dựa trên các tiêu chí khác nhau.- Dựa trên sự phân chia thế giới thành giới tự nhiên và xã hội, người ta chia thế giới quan thành vũ trụ quan và nhân sinh quan.
- Theo cấp độ nhận thức, thế giới quan được chia thành thế giới quan kinh nghiệm và thế giới quan lý luận.
- Dựa trên các giai đoạn phát triển của trình độ nhận thức của xã hội chia thế giới quan thành ba giai đoạn (ba trình độ): huyền thoại, siêu hình học và tri thức thực chứng.
- Phân chia thế giới quan thành thế giới quan khoa học tự nhiên, thế giới quan chính trị - xã hội, thế giới quan đạo đức, thế giới quan thẩm mỹ, thế giới quan huyền thoại, thế giới quan tôn giáo,...
- Xét theo quá trình phát triển có thể chia thế giới quan thành:
+ Thế giới quan huyền thoại: là phương thức cảm nhận thế giới của đối tượng người nguyên thủy. Ở thời kỳ này thì những yếu tố như cảm xúc và tri thức, tín ngưỡng và lý trí, hiện thực và tưởng tượng, cái thật và cái ảo, cái thần và cái người,... của con người được hòa quyện vào nhau để thể hiện quan niệm về thế giới.
+ Thế giới quan tôn giáo: là loại hình mà niềm tin của tôn giáo đóng vai trò chủ yếu. Phần tín ngưỡng sẽ cao hơn lý trí, cái ảo lấn át cái thực và cái thần vượt trội hơn cái người.
+ Thế giới quan triết học: là loại hình mà quan niệm của con người diễn ra dưới dạng hệ thống những phạm trù, quy luật đóng vai trò như các bậc thang trong quá trình nhận thức về thế giới. Triết học được coi là trình độ tự giác trong việc hình thành và phát triển của thế giới quan.
+ Thế giới quan tôn giáo: là loại hình mà niềm tin của tôn giáo đóng vai trò chủ yếu. Phần tín ngưỡng sẽ cao hơn lý trí, cái ảo lấn át cái thực và cái thần vượt trội hơn cái người.
+ Thế giới quan triết học: là loại hình mà quan niệm của con người diễn ra dưới dạng hệ thống những phạm trù, quy luật đóng vai trò như các bậc thang trong quá trình nhận thức về thế giới. Triết học được coi là trình độ tự giác trong việc hình thành và phát triển của thế giới quan.
Thế giới quan khoa học
Thế giới quan khoa học là thế giới quan có sự thống nhất giữa tri thức và niềm tin có ý nghĩa định hướng cho hoạt động của con người khi phản ánh thế giới, khi xác định thái độ, cách thức hoạt động và hình thành nhân sinh quan nói chung của con người.
Thế giới quan khoa học là một thế giới khách quan, hiện hữu độc lập với con người, thế giới đó sẽ biến đổi chuyển theo quy luật nhân quả mà con người có tiềm năng hiểu được. Thế giới quan đó không trực tiếp hay gián tiếp mà nằm trong tất cả tư duy, cảm quan và xử thế của con người.
Thế giới quan khoa học là một thế giới khách quan, hiện hữu độc lập với con người, thế giới đó sẽ biến đổi chuyển theo quy luật nhân quả mà con người có tiềm năng hiểu được. Thế giới quan đó không trực tiếp hay gián tiếp mà nằm trong tất cả tư duy, cảm quan và xử thế của con người.
Thế giới quan duy tâm và duy vật
Thế giới quan duy tâm
- Thế giới quan duy tâm thừa nhận bản chất của thế giới là tinh thần - cái có trước, cái có vai trò quyết định đối với thế giới vật chất và con người, phủ nhận tính khách quan và qui luật khách quan của thế giới vật chất và con người, phủ nhận tính năng động, tích cực của con người trong cuộc sống.- Trong thế giới quan duy tâm, thế giới quan duy tâm chủ quan coi tinh thần là tình cảm, ý chí, tư tưởng còn thế giới quan duy tâm khách quan lại coi tinh thần là một bản nguyên tinh thần như “ý niệm”, “ý niệm tuyệt đối”.
Thế giới quan duy vật
- Thế giới quan duy vật thừa nhận bản chất của thế giới là vật chất, vật chất quyết định ý thức và thừa nhận vai trò của con người trong cuộc sống hiện thực.- Thế giới quan duy vật khẳng định sự hình thành, vận động và phát triển của xã hội đều phụ thuộc vào các qui luật khách quan, ý thức, tinh thần là sự phản ánh của bộ não con người về hiện thực khách quan; ý thức, tinh thần có nguồn gốc vật chất, bị quyết định bởi vật chất nhưng có tính năng động và sáng tạo…