Mạch điện cầu thang là tên gọi của mạch điện

Giải đáp: Mạch điện cầu thang là tên gọi của mạch điện. Giải thích chi tiết về mạch điện cầu thang

Trả Lời Nhanh

Mạch điện cầu thang là tên gọi của mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn.

MỤC LỤC NỘI DUNG
  • Câu hỏi
  • Giải thích
  • Mạch đèn cầu thang là gì
  • Phần tử cấu tạo của mạch điện cầu thang
  • Sơ đồ lắp đặt
  • Nguyên lý hoạt động
  • Các kiểu mạch điện cầu thang thường gặp

Câu hỏi

Mạch điện cầu thang là tên gọi của mạch điện: 

A. Đèn huỳnh quang 

B. Hai công tắc ba cực điều khiển một đèn 

C. Hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn 

D. Một công tắc ba cực điều khiển hai đèn

Đáp án đúng là B.

Mạch điện cầu thang là tên gọi của mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn.

Giải thích

Mạch đèn cầu thang là gì

Mạch đèn cầu thang hay còn gọi là mạch điện cầu thang. Đây là hệ thống dây điện đấu nối bộ nguồn LED với nguồn điện tổng. Các dây điện kết nối với nhau thành một sơ đồ mạch hoàn chỉnh. 

Mạch điện cầu thang còn có tên gọi khác là mạch 2 công tắc 3 cực điều khiển 1 bóng đèn.

Phần tử cấu tạo của mạch điện cầu thang

  • 1 cầu chì: giữ vai trò bảo vệ mạch điện khi có sự cố chập, cháy xảy ra.
  • 2 công tắc 3 cực: Sử dụng để điều khiển bóng đèn cầu thang ở các vị trí khác nhau.
  • 1 bóng đèn: là dòng đèn LED cầu thang có tác dụng chiếu sáng cho lối lên xuống cầu thang.

Sơ đồ lắp đặt

Có 2 cách mắc cho mạch điện cầu thang như sau:

Sơ đồ 1

Sơ đồ 1 mạch điện cầu thang

Sơ đồ 2

Sơ đồ 2 mạch điện cầu thang

Nguyên lý hoạt động

Theo sơ đồ 1 nguyên lý hoạt động của đèn như sau: 

Khi nhấn 1 trong 2 công tắc thì đèn sẽ bật: khi công tắc K1 ở vị trí mạch A1, công tắc K2 ở vị trí B2. Hoặc công tắc K1 ở vị trí A2, công tắc K2 ở vị trí B1. 
Hiệu điện thế chạy qua đèn LED cầu thang bằng hiệu điện thế của nguồn LED. 

Đèn sẽ tắt khi: công tắc K1 ở vị trí A1 và công tắc K2 ở vị trí B1. Hoặc công tắc K1 ở vị trí A2, công tắc K2 ở vị trí B2. Hiệu điện thế không thể chạy quang bóng đèn. 

Theo sơ đồ 2 nguyên lý hoạt động của đèn như sau: 

Đèn tắt khi: Công tắc K1 tiếp xúc với dây điện D1, công tắc K2 tiếp xúc với dây điện D2. Hoặc công tắc K1 tiếp xúc với dây điện D2, công tắc K2 tiếp xúc với dây điện D1. Lúc này mạch điện hở nên không cung cấp điện cho đèn LED, bóng đèn sẽ tắt.

Đèn bật khi: Công tắc K1 tiếp xúc với dây điện D1, công tắc K2 tiếp xúc với dây điện D2. Hoặc công tắc K1 tiếp xúc với dây điện D2, K2 tiếp xúc với dây điện D2. Mạch đèn cầu thang trở thành mạch điện kín, đèn được cung cấp điện nên sẽ sáng. 

Các kiểu mạch điện cầu thang thường gặp

Ngoài mạch điện cầu thang cơ bản với 2 công tắc 3 cực điều khiển 1 bóng đèn, thì trong thực tế hiện nay còn có nhiều kiểu mạch điện cầu thang khác. 

Mạch điện cầu thang 2 công tắc 1 bóng đèn

Sơ đồ mạch điện cầu thang 2 công tắc 1 bóng đèn chính là dạng cơ bản của mạch điện cầu thang. Sơ đồ và nguyên tắc cơ bản giống với thông tin phía trên.

Mạch điện cầu thang 2 công tắc 2 bóng đèn

Dụng cụ cần có: bảng điện, dây điện, cầu chì, 2 công tắc, 2 bộ đèn LED, kìm, kéo, tua vít, máy khoan cầm tay.

Cách đấu nối tương tự với cách đấu 2 công tắc 1 bóng đèn.

Mạch điện cầu thang 2 công tắc 2 bóng đèn

Mạch điện cầu thang 3 công tắc 2 bóng đèn

  • 1 Cầu chì: Bảo vệ mạng điện khi xẩy ra sự cố chạm chập mạch điện. Tùy thuộc vào công suất đèn để lựa loại cầu chì phù hợp ( vd: bạn dùng bóng 50 – 100W có thể chọn loại 1A)
  • 3 Công tắc ba cực: Thường thấy trong các mạch điện, loại công tắc này có một cực vào (cực chung) và 2 cực ra. Trong một thời điểm chỉ có một cực đầu ra được nối thông với cực vào .
  • 2 Bóng đèn: Dùng thắp sáng cầu thang, vào những năm trước thường dùng loại bóng sợi tóc. Hiện nay các bóng đèn compac hay bóng đèn led giá rất tốt và độ bền tương đối cao và tiết kiệm điện.

Mạch điện cầu thang 3 công tắc 2 bóng đèn thường được áp dụng cho nhà 3 tầng. Hay kho hàng lúc lên xuống đều có thể bật tắt bóng đèn.

Mạch điện cầu thang 3 công tắc 2 bóng đèn

CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN