Lỗ châu mai là gì?
Lỗ châu mai là một khe hở, nhưng không quá nhỏ, đủ có thể nhìn qua được. Lỗ châu mai thường được xây ở phía trên hay phần dưới của công trình quân sự như pháo đài, lô cốt,... Cũng có thể thấy được lỗ châu mai trên các tháp pháo xe tăng, xe bọc thép... mà qua đó một xạ thủ có thể đặt súng, cung tên đặt vào khe hở và bắn trả đối phương. (Theo wikipedia)
Lịch sử về lỗ châu mai
Các lỗ châu mai được cho là do Archimedes sáng chế nhằm mục đích sử dụng để chiến đấu và kháng cự lại cuộc vây hãm Syracuse ở 214 – 212 trước công nguyên của đội quân La Mã. Khe hở này có chiều cao của một người đàn ông còn chiều rộng tương đương lòng bàn tay, cho phép bắn cung và bọ cạp (một động cơ bao vây cổ) từ bên trong các bức tường của thành phố.
Các lỗ châu mai tiếp tục được áp dụng cho các pháo đài phòng thủ thời Đế quốc La Mã.
Các lỗ châu mai được bố trí để bảo vệ một số phần quan trọng trên bức tường lâu đài, chứ không phải là tất cả các mặt của nó. Đến thế kỷ 13, hầu hết các pháo đài ở Anh đều có hệ thống lỗ châu mai.
Đặc điểm của lỗ châu mai
Lỗ châu mai được sử dụng phổ biến nhất đó là lỗ châu mai hình chữ thập. Để mở rộng tầm nhìn và góc bắn cho người sử dụng thì những bức tường ở bên trong của lỗ châu mai sẽ được loại bỏ một góc xiên.
Xét đến cấu trúc đơn giản nhất thì đây chỉ là những khe hở theo chiều dọc và khá mỏng và được xây dựng với kích thước tùy thuộc vào các loại vũ khí của từng quân phòng thủ sử dụng. Chính vì vậy mà trong quân sự, lỗ châu mai sẽ có nhiều loại khác nhau và được xây dựng để phù hợp với việc chiến đấu nhất có thể.
Xét đến cấu trúc đơn giản nhất thì đây chỉ là những khe hở theo chiều dọc và khá mỏng và được xây dựng với kích thước tùy thuộc vào các loại vũ khí của từng quân phòng thủ sử dụng. Chính vì vậy mà trong quân sự, lỗ châu mai sẽ có nhiều loại khác nhau và được xây dựng để phù hợp với việc chiến đấu nhất có thể.
Ai là người dùng thân mình lấp lỗ châu mai?
1. Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai năm 1954
Ngày 13/3/1954 trong trận đánh mở màn của chiến dịch Điện Biên Phủ cứ điểm Him Lam thuộc phân khu Bắc, Đại đội 58 đã xông lên mở đường. Phá lô cốt hỏa lực của địch siết chặt vòng vây. Do hỏa lực của địch từ lô cốt số 3 tuôn ra rất mạnh, bộ đội ta bị thương vong nhiều, khí thế tấn công có phần lắng xuống.
Phan Đình Giót mặc dù bị thương rất nặng nhưng anh đã quyết tâm rướn hết sức lấy thân mình lấp lỗ châu mai, miệng hô to “Quyết hy sinh vì đảng, vì dân”, tạo điều kiện cho đồng đội tiến lên tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam.
Phan Đình Giót hy sinh lúc 22h30p ngày 13/3/1954 ở tuổi 34. Phan Đình Giót được nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân ngày 31/3/1955 và Huân chương Quân công hạng nhì. Hình ảnh người anh hùng “Lấy thân mình lấp lỗ châu mai” đã trở thành bất diệt. Một biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng niềm tự hào của tuổi trẻ Việt Nam.
Hiện nay, mộ phần của Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân Phan Đình Giót được đặt tại Nghĩa trang liệt sĩ A1 tại tỉnh Điện Biên. Anh hùng Phan Đình Giót đã anh dũng hy sinh và mãi nằm lại ở mảnh đất hào hùng này bên cạnh những người đồng chí, đồng hội của mình như anh hùng Tô Vĩnh Diện, Trần Can, Bế Văn Đàn cùng hàng loạt những đồng đội của mình.
2. Trần Cừ lấy thân mình lấp lỗ châu mai năm 1954
Trong trận đánh vào cứ điểm Đông Khê, mở màn Chiến dịch Biên giới, Đại đội 336 là một trong những đơn vị chủ công của Trung đoàn 209 (nay thuộc Sư đoàn 312, Quân đoàn 1), do Đại đội trưởng Trần Cừ chỉ huy, đã chiến đấu dũng cảm, lần lượt đánh chiếm các vị trí vòng ngoài và phát triển vào khu trung tâm cứ điểm.
Chiến đấu đến rạng sáng 17-9-1950, mục tiêu được giao vẫn chưa hoàn thành. Đại đội trưởng Trần Cừ bình tĩnh chỉ huy đại đội vượt qua làn mưa đạn của địch, tiến vào sâu đánh chiếm mục tiêu còn lại.
Quyết tâm phải "nhổ đồn" trước khi trời sáng, Đại đội trưởng Trần Cừ chỉ huy bộ đội tập trung hỏa lực tiêu diệt địch ở hầm ngầm, bịt lỗ châu mai. Tận dụng thời cơ, Đại đội trưởng Trần Cừ hô lớn: “Hồ Chủ tịch muôn năm, Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm”, rồi vùng lên ném quả thủ pháo cuối cùng vào lỗ châu mai và dùng cả thân mình bịt kín lỗ châu mai của địch, tạo thuận lợi cho đồng đội tiến lên.