Kombucha là gì? Lợi ích của trà kombucha

Kombucha là gì? Cùng những thông tin về lợi ích của trà kombucha và cách nuôi trà kombucha.

Trả Lời Nhanh

Kombucha là một loại trà lên men nhờ nuôi nấm thủy sâm (scoby) trong nước trà đen hoặc trà xanh có đường. Kombucha là loại trà có tốt cho sức khỏe.

Kombucha là gì?

Trong thời gian gần đây,Kombuchađược nhiều người biết tới và quan tâm hơn bởi những lợi ích mà loại trà này mang lại.

Nhưng trên thực tế loại trà này đã được sử dụng từ hàng ngàn năm trước.

Kombucha là một loại trà lên men nhờ nuôi nấm thủy sâm (scoby) trong nước trà đen hoặc trà xanh có đường. Người dùng có thể cho thêm các loại trái cây (hoặc nước ép trái cây) và hương liệu khác vào để tăng hương vị cho loại trà này.

Vậy Scoby là gì?


Scoby, viết tắt của cụm từ Symbiotic Colony of Bacteria and Yeast (là cộng sinh của vi khuẩn và nấm men), đây được xem là con giống để sử dụng trong quá trình lên men để làm trà kombucha. Hình dạng Scoby trông giống cao su, khá dày, hình tròn và màu đục với mùi nhẹ như giấm.

Scoby có thể được tái sử dụng để làm đợt Kombucha mới.

Lưu ý về Scoby:Nếu ngửi thấy con giống có mùi bất thường (như nấm mốc hoặc phô mai) là có thể con giống này đang bị phân rã, không thể sử dụng được.

Nguồn gốc của trà Kombucha

Kombucha xuất hiện và được sử dụng từ hàng nghìn năm trước. Nó có nguồn gốc từ Mãn Châu, sau đó phát triển sang Nhật Bản, ngoài ra nó còn xuất hiện ở một số nước khu vực Đông Âu.

Tên gọi Kombucha xuất phát từ tiếng Nhật. Ngoài ra, Kombucha còn có tên gọi khác là trà nấm thủy sâm, nấm Trường sinh hay Thủy Hoài Sâm.

Những lợi ích của Kombucha

Kombucha được biết đến là loại trà ít calo nhưng chưa rất nhiều vitamin. Vì vậy, mà nó rất tốt cho sức khỏe và sắc đẹp.

1. Kombucha rất tốt cho hệ tiêu hóa

Trà kombucha có chưa rất nhiều probiotic, enzyme, polyphenol, axit axetic,... Nhờ đó, có thể giúp bạn cân bằng vi khuẩn đường ruột.

2. Tăng cường hệ miễn dịch

Probiotic có thể tăng sức đề khác của bạn nhờ vào khả năng kích thích hoạt động của hệ miễn dịch và giúp duy trì cân bằng vi khuẩn trong cơ thể.

Ngoài ra, trong Kombucha có chứa hàm lượng vitamin C cao giúp tăng cường hệ miễn dịch.

3. Giàu chất chống oxi hóa

Trong quá trình lên men của Scoby thì các chất chống oxy hóa mạnh như D-saccharic acid-1, 4-lactone (DSL) cũng giúp giảm mất sự cân bằng oxi hóa và các tình trạng ức chế miễn dịch.

4. Giúp tăng cường sức khỏe tim mạch

Kombucha đã được chứng minh là cải thiện mức cholesterol xấu (LDL) và tốt (HDL) ở động vật. Ngoài ra, bổ sung probiotic trong kombucha cũng có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

5. Trà Kombucha giúp thải độc gan

Uống kombucha thường xuyên làm giảm độc tính gan do hóa chất độc hại gây ra ít nhất 70%.

6. Hỗ trợ giảm cân

Với thành phần dinh dưỡng và lượng calo thấp, kombucha có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng của mình.

Kombucha có tác hại không?

Kombucha là loại trà có rất nhiều lợi ích nhưng nếu sử dụng quá nhiều, hoặc không phù hợp cũng có thể dẫn đến một số rủi ro cho sức khỏe.

Cùng tìm hiểu một số tác hại khi sử dụng trà kombucha để tránh những rủi ro có thể xảy ra với sức khỏe của bạn:

- Kombucha tốt cho hệ tiêu hóa nhưng nó cũng sẽ ảnh hưởng tới dạ dày nếu sử dụng quá nhiều bởi nó có tính axit. Đối với những người có dạ dày nhạy cảm, khi uống kombucha có thể bị đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón.

- Tác dụng phụ do caffein: với thành phần từ trà xanh (hoặc trà đen) nên khi sử dụng quá mức có thể dẫn đến tăng cảm giác bồn chồn, giảm chất lượng giấc ngủ và tăng nhịp tim.

- Nhiễm khuẩn và ngộ độc: Quá trình lên men của kombucha có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh nếu không được kiểm soát cẩn thận.

- Phản ứng với thuốc: Thành phần bên trong kombucha có thể làm giảm tác dụng của một số loại thuốc. Vì thế, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn đang dùng các loại thuốc trị bệnh tim, thuốc  chống đông máu, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)… (Nguồn: Hellobacsi)

Những lưu ý khi dùng Kombucha

Phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú và người có hệ miễn dịch yếu nên tránh uống trà kombucha.

Vì trà Kombucha có chứa gas nên bạn không nên bảo quản trong ngăn đá mà chỉ để ngăn mát, sử dụng trong vòng 1-3 ngày.

Không dùng trà Kombucha đã lên men quá mức, bị hỏng vì lúc này hương vị và chất lượng đã bị ảnh hưởng, nếu sử dụng gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Đối với những người có hệ miễn dịch yếu, bị thương, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú cũng không nên uống trà Kombucha.

Người mắc các bệnh dạ dày hoặc liên quan đến hệ tiêu hóa, bụng yếu cũng không nên sử dụng trà Kombucha vì trong trà có những lợi khuẩn dễ làm cho hệ tiêu hóa bị kích ứng.

Với người bình thường chỉ nên uống khoảng 240ml trà Kombucha/ngày vì Kombucha có chứa khá nhiều đường và calo, đặc biệt trong Kombucha cũng có chứa cồn nên khi uống nhiều có khả năng gây say.

Cách làm trà kombucha

Nguyên liệu

  • 2-10gr trà xanh hoặc trà đen (có thể sử dụng trà túi lọc: 2 túi)
  • 300-500ml nước sôi
  • 400-1500ml nước lọc
  • 100-200gr đường trắng
  • Bình thủy tinh (lựa loại có miệng rộng, 3 - 5 lít)
  • 1 con giống Scoby
  • 250ml trag mồi
  • 1 tấm vải mỏng

Cách thực hiện

Bước 1:Hãm 10g trà với 500ml nước sôi trong 5 phút sau đó vớt trà ra.

Bước 2:Thêm 200g đường vào nước trà vừa hãm ở Bước 1 và khuấy tan.

Bước 3:Sau đó thêm 1500ml nước lọc vào và đợi nước nguội hoàn toàn.

Bước 4: Cho Scoby và nước trà mồi vào khuấy đều

Bước 5:Dùng vải che miệng bình lại và chờ vài ngày.

Nguồn ảnh: food-wine-magazine

Lưu ý trong quá trình làm trà Kombucha:

  • Đặt bình vào chỗ mát, tránh ánh nắng trực tiếp và không đặt cạnh các đồ lên men, lò vi sóng, bếp gas,... những nơi sinh ra nhiệt nhiều.
  • Sau 2-3 ngày trên trà xuất hiện 1 màng mỏng là scoby mới hình thành.
  • Nếu trà xuất hiện các đốm màu sắc như trắng, đen, xanh, cam và có sợi thì chứng tỏ trà đã bị hỏng.

CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN