Chế độ quân chủ là gì? So sánh với Quân chủ với chế độ Dân chủ

Thế nào là chế độ quân chủ? Với nội dung bài viết dưới đây, học sinh sẽ hiểu được chế độ quân chủ là gì? và những điểm khác biệt với chế độ Dân chủ.

Trả Lời Nhanh

Chế độ quân chủ là một thể chế nhà nước mà trong đó người đứng đầu là một vị vua.

Chế độ quân chủ là gì?

Chế độ quân chủ là một thể chế nhà nước mà trong đó người đứng đầu là một vị vua.

Chế độ quân chủ là hình thức chính thể phổ biến thường thấy trong các nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến và trong một phạm vi, mức độ hạn chế, cả trong nhà nước tư sản. Đặc trưng tiêu biểu của chính thể quân chủ là quyền lực tối cao trong một nhà nước thuộc về vua. Vua lên nắm quyền (lên ngôi) thường theo nguyên tắc cha truyền con nối - “con vua thì lại làm vua". Vua được xem là con trời - thiên tử, “thế thiên hành đạo", thay trời trị dân hoặc là người nhận sứ mệnh cai quản dân từ thượng đế và cũng vì vậy chịu trách nhiệm trước trời, trước thượng đế, đối với dân, vua không chịu bất kỳ một trách nhiệm pháp lý nào. (Theo hethongphapluat.com)

Có những chế độ quân chủ nào?

Chế độ quân chủ có hai hình thức quân chủ chuyên chế (tuyệt đối) và quân chủ lập hiến (hạn chế). Chế độ quân chủ còn lại và phổ biến ngày nay là chế độ quân chủ lập hiến.

1. Chế độ quân chủ lập hiến

Thường thấy trong các nhà nước tư sản, ra đời trên cơ sở của sự thỏa hiệp giữa giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc phong kiến, khi giai cấp tư sản chưa đủ mạnh để lật đổ vương quyền phong kiến.

Quân chủ lập hiến là một hình thức tổ chức nhà nước mà trong đó tồn tại vua chúa nhưng đa phần không nắm thực quyền, quyền lực thường nằm trong tay quốc hội do thủ tướng của Đảng chiếm đa số ghế đứng đầu.

Hầu hết các quốc gia Quân chủ hiện nay đều theo chế độ Quân chủ lập hiến. Vua (hay Nữ hoàng) là nguyên thủ quốc gia nhưng chỉ mang tính tượng trưng hơn là thực quyền. Còn hoạt động lập pháp do nghị viện nắm giữ, hoạt động hành pháp do thủ tướng nắm giữ, và hoạt động tư pháp do tòa án đảm nhiệm (Tam quyền phân lập).
Quân chủ lập hiến

2. Chế độ quân chủ chuyên chế

Quân chủ chuyên chế thường tồn tại trong các nhà nước chủ nô, phong kiến. Quyền lực của vua là vô hạn và điều đó được khẳng định chính thức trong cuốn điều lệnh quân sự, nhà vua là vị quốc vương quân chủ chuyên chế, người không phải trả lời bất kỳ ai trên thế gian này về những việc làm của mình, có sức mạnh và quyền lực đối với quốc gia và lãnh thổ của mình - nhà nước được coi như một sức mạnh toàn năng để điều khiển mọi mặt của cuộc sống nhân dân, xây dựng các đạo luật, kiểm tra việc tuân thủ hành động cũng như tư tưởng, chỉ đạo các hoạt động kinh tế, thậm chí cả cuộc sống hàng ngày của thần dân.
Chế độ quân chủ chuyên chế

Một số ví dụ về nhà nước quân chủ chuyên chế trên thế giới:

- Thời phong kiến, đặc biệt ở các nước Á Đông, đại diện tiêu biểu cho chế độ quân chủ chuyên chế phải kể tới Tần Thủy Hoàng. Dù lãnh thổ Trung Quốc lúc bấy giờ đã rất bao la vẫn được chia thành quận, huyện do một quan thư do triều đình bổ dụng, cả nước thành một đế quốc trung ương tập quyền hoặc đại đế.

- Ở Ai Cập cổ đại, Pharaoh được coi là hình ảnh của thần Bầu trời Horus trên trần thế. Hình ảnh trên bia đá Bộ luật Hammurabi, vị vua này đang tiếp nhận ý muốn của thần Công lý Shamash,….

- Nước Pháp dưới triều vua Louis XIV mở rộng hơn hẳn. Vào đầu thế kỷ 18, tất cả những người bảo hoàng và phê bình trên khắp nước Pháp và châu Âu đều coi uy quyền của ông là độc đoán. Chế độ quân chủ chuyên chế của ông cũng được các nước Nga, Phổ và Áo noi theo.

Các nước theo chế độ quân chủ

Trong lịch sử, chế độ quân chủ chuyên chế xuất hiện trong các xã hội phương Đông (như Trung Quốc cổ đại, Ai Cập, Babilon, Ba Tư,...).

Chế độ quân chủ phong kiến phát triển qua hai giai đoạn đặc trưng: chế độ quân chủ phân quyền cát cứ và chế độ quân chủ trung ương tập quyền. Trong chế độ quân chủ phân quyền cát cứ, các lãnh chúa đô thị độc lập và không bị phụ thuộc vào nhau, mỗi lãnh chúa kiểm soát riêng vùng lãnh thổ của mình và cùng nhau kiểm soát chính quyền nhà nước. Trong chế độ quân chủ trung ương tập quyền, quyền lực nhà nước tập trung ở trung ương và được kiểm soát dưới sự chỉ đạo của vua, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và thương mại, đồng thời củng cố lợi ích của tầng lớp quý tộc và vua chúa.

Ở các nước phương Tây, chế độ quân chủ tập quyền đã được các vua nước pháp xây dựng từ trước thời vua Louis XIV. Nhưng đến thời vùa Louis XIV thì được mở rộng hơn hẳn. Chế độ quân chủ chuyên chế của ông cũng được các nước Nga, Phổ và Áo noi theo. Đời vua Pyotr Đại Đế, nhà vua cải cách xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế Nga, nắm quyền kiểm soát Giáo hội nước Nga khi đó. Cùng thời, vua Phổ là Friedrich Wilhelm I tin chắc rằng một Quân vương phải sáng suốt, và phải là vị cha uy quyền chuyên chính của toàn dân. Trong thời đại này, các chế độ quân chủ chuyên chế thường được hỗ trợ bởi một lực lượng Quân đội thường trực, mà vị vua – chiến binh kinh điển là Friedrich II Đại Đế – một vị vua rất lớn trong lịch sử nước Phổ.

Hiện nay, trên thế giới có 44 quốc gia còn tồn tại hình thức nhà nước quân chủ với 25 vị vua và nữ hoàng, trong đó Quốc vương Anh Charles III là quân chủ của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và đồng thời cũng là quân chủ của 14 quốc gia độc lập khác (tức Khối thịnh vượng chung Anh).

Chế độ quân chủ ở Việt Nam

Ở Việt Nam, triều Nguyễn Gia Long cũng là một mẫu hình quân chủ chuyên chế tuyệt đối. Gia Long, làm khác với các triều đại trước, chủ trương “tứ bất - bốn không” - không lập tể tướng, không lập hoàng hậu, không lập thái tử, thi không lấy trạng nguyên. Vua không muốn chia quyền với ai. Vua trực tiếp làm mọi việc lớn nhỏ: nắm các bộ, án lớn, chấm các bài thi đình, phê các tấu sớ... để các nhà nho đương thời đã phải nhận xét: lớn như thiên hạ, nhỏ như một nước, nếu việc gì (nhà vua) cũng tự làm lấy thì dù một bậc thượng triết cũng không tranh khôn với thiên hạ, mà tranh khôn với thiên hạ là chạy đua với ngựa kí mà chạy đua với ngựa kí thì ít khi không vấp ngã.

Sự khác biệt giữa chế độ Quân chủ và chế độ Dân chủ

Chế độ quân chủChế độ dân chủ
Khái niệmChế độ quân chủ là một thể chế nhà nước mà trong đó người đứng đầu là một vị vua.Là hình thức trong đó quyềnlực tối cao thuộc về một cá nhân hoặc cơ quan được bầu ra trong một thời giannhất định.
Chủ thể nắm giữ quyền lựcLà một cá nhân (vua, hoàng đế, nữ hoàng)Quyền quản lí xuất phát từ người dân
Phương thức trao quyềnCha truyền con nốiBầu cử
Thời gian quyền hạn có hiệu lựcVua có quyền lực suốt đời và được truyền lại cho con cháu. Chỉ kết thúc khi bị lật đổThời hạn hiệu lực của quyền hạn được tính theo nhiệm kì, chấm dứt khi nhiệm kì kết thúc và không thể truyền lại cho đời sau, mà được chuyển giao do người kế nhiệm được lựa chọn thông qua bầu cử.
Quyền lợi của người dânNhà vua nắm giữ quyền lực tối cao, người dân phải phục tùng theo những quyết định của vuaNgười dân nắm giữ quyền bầu cử và ứng cử, tham gia vào cơ quan quyền lực tối cao, có quyền giám sát hoạt động của các cơ quan này
Hình thứcCó 2 hình thức: quân chủ chuyên chế và quân chủ lập hiếnGồm: dân chủ trực tiếp và dân chủ đại nghị

CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN