Biên độ nhiệt là gì? Phân loại và cách tính biên độ nhiệt

Biên độ nhiệt là một đại lượng biến động theo khí hậu. Vậy biên độ nhiệt là gì? Phân loại và cách tính biên độ nhiệt như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây

Trả Lời Nhanh

Biên độ nhiệt là khoảng cách chênh lệch giữa nhiệt độ cao nhất và nhiệt độ thấp nhất trong cùng một khoảng thời gian nhất định (một ngày, một tháng hoặc một năm) của cùng một vùng địa lý.

Biên độ nhiệt là gì?

Biên độ nhiệt là khoảng cách chênh lệch giữa nhiệt độ cao nhất và nhiệt độ thấp nhất trong cùng một khoảng thời gian nhất định (một ngày, một tháng hoặc một năm) của cùng một vùng địa lý.

Biên độ nhiệt là gì?

Cách tính biên độ nhiệt

Theo như khái niệm biên độ nhiệt có thể tính biên độ nhiệt theo công thức như sau:

A = Tmax – Tmin

Trong đó:

  • A: là biên độ nhiệt độ (0℃)
  • Tmax: Tức là nhiệt độ cao nhất (0℃)
  • Tmin: Nhiệt độ thấp nhất (0℃)

Lưu ý: Nhiệt độ cao nhất và nhiệt độ thấp nhất quan trắc được trong một khoảng thời gian (ngày, tháng, hoặc năm).

Từ công thức trên, ta có thể có được cách tính biên độ nhiệt ngày, tháng, năm.

Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa ở Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh

Xác định biên độ nhiệt có ý nghĩa như thế nào?

Biên độ nhiệt xác định được sử dụng là yếu tố đánh giá khí hậu của một khu vực địa lý. Thông số biên độ nhiệt kết hợp với lượng mưa, giúp đánh giá sự thay đổi điều kiện thời tiết, khí hậu của khu vực đó hàng năm như thế nào?

Biên độ nhiệt cho thấy môi trường sống ở khu vực sẽ phù hợp với đối tượng nào. Ứng dụng biên độ nhiệt trong nuôi trồng, nông nghiệp rất quan trọng, để kiểm soát sự phát triển của vật nuôi, cây trồng.

Phân loại biên độ nhiệt

Các loại biên độ thường gặp nhất là biên độ nhiệt độ theo ngày, biên độ nhiệt theo tháng, biên độ nhiệt tuyệt đối. Mỗi loại biên độ nhiệt đều có ý nghĩa nhất định đến với các loại cây trồng.

1. Biên độ nhiệt độ theo ngày

Nhiệt độ không khí đạt mức cao nhất trong ngày thường vào khoảng 13 – 14 giờ, của mặt đất là 13 giờ (thường sớm hơn nhiệt độ không khí). Ngược lại, nhiệt độ thấp nhất thường là vào trước lúc mặt trời mọc.

Biên độ nhiệt độ ngày phụ thuộc vào trạng thái thời tiết của ngày hôm đó. Thường thì nếu trời quang mây, có năng thì biên độ nhiệt sẽ cao. Ngược lại, trời nhiều mây hoặc có mưa thì biên độ nhiệt thấp.

Ở nước ta, biên độ nhiệt có giá trị cao nhất vào mùa hè – khi thời tiết tốt, cuối Thu, đầu Đông (đối với miền Bắc).

Biên độ nhiệt độ ngày có ý nghĩa lớn đối với các loài cây trồng vào thời kỳ tích lũy, đặc biệt là các loại cây troòng lấy củ, như: Khoai tây, khoai lang, cà rốt,…

2. Biên độ nhiệt trung bình tháng

Biên độ nhiệt độ trung bình tháng là kết quả của HIỆU SỐ giữ nhiệt độ trung bình cao nhất và nhiệt độ trung bình thấp nhất trong một tháng.

Công thức: ATBT = tmaxTBT – tminTBT

Trong đó:

  • ATBT: Biên độ nhiệt độ trung bình tháng
  • Tmax TBT: Nhiệt độ trung bình cao nhất tháng
  • Tmax TBT: nhiệt độ trung bình thấp nhất tháng.

Biên độ nhiệt tháng biến động tùy thuộc vào các tháng trong năm, và thường có giá trị LỚN NHẤT vào mùa Hè, NHỎ NHẤT vào mùa Đông. Riêng ở nước ta (khu vực miền Bắc), biên độ nhiệt độ có giá trị LỚN NHẤT là vào mùa Thu và đầu mùa Đông (vì ban ngày trời trong sáng, ban đêm mát mẻ, khiến cho sự chênh lệch nhiệt độ lớn).

Biên độ nhiệt độ tháng có ý nghĩa lớn đối với cây trồng, đặc biệt là các loại cây ngũ cốc và cây lấy củ.

Biên độ nhiệt độ có ảnh hưởng trực tiếp tới mùa vụ trồng trọt rau củ quả

3. Biên độ nhiệt trung bình năm

Được xác định bằng giá trị nhiệt độ trung bình cao nhất của 12 tháng trừ đi nhiệt độ trung bình thấp nhất của 12 tháng.

Công thức: ATBN = tmaxTBN – tminTBN

Trong đó:

  • ATBN: Biên độ nhiệt độ trung bình tháng
  • Tmax TBN: Nhiệt độ trung bình cao nhất tháng
  • Tmax TBN: nhiệt độ trung bình thấp nhất tháng.

Biên độ nhiệt trung bình năm được dùng để đánh giá sự thay đổi thời tiết giữa các năm, dự đoán sự thay đổi của khí hậu trên biên độ nhiệt trung bình năm.

4. Biên độ nhiệt tuyệt đối

Là sự chênh lệch nhiệt độ cao nhất và thấp nhất trong một khoảng thời gian. Giá trị biên độ nhiệt tuyệt đối sẽ có sự thay đổi phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, địa hình, vùng lục địa…

Yếu tố ảnh hưởng tới biên độ nhiệt

Yếu tố ảnh hưởng tới biên độ nhiệt

Biên độ nhiệt là yếu tố khí hậu, nằm trong sự liên kết với các yếu tố môi trường khác. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của biên độ nhiệt, cụ thể như sau:

- Sự chênh lệch giữa các mùa, thời điểm trong năm, do sự thay đổi nguồn bức xạ mặt trời chiếu xuống trái đất.

- Sự chênh lệch biên độ do sự khác biệt của địa hình, điều kiện môi trường khu vực. Ví dụ như: Vùng núi cao có chênh lệch nhiệt độ với vùng đồng bằng. Khu vực nhiều cây xanh sẽ có chênh lệch nhiệt độ thấp hơn so với khu vực ít cây, đô thị. Bởi, cây xanh là yếu tố quan trọng để điều hòa mức nhiệt của một khu vực.

- Khu vực địa lý: Càng gần xích đạo thì biên độ nhiệt sẽ càng ổn định, không bị chênh lệch nhiều. Khu vực xa xích đạo, các vĩ tuyến sẽ có sự chênh lệch mức nhiệt cao.

- Khu vực miền núi sẽ có biên độ nhiệt cao hơn so với khu vực ven biển. Bởi khả năng điều hòa nhiệt độ của hơi nước. Khu vực sâu trong lục địa sẽ có biên độ nhiệt cao, mùa đông lạnh và mùa hè nóng.

Ví dụ:

*Ở miền Bắc nước ta, nhiệt độ trung bình tháng dao động từ 4 – 11℃ nhưng còn tùy vùng.

+ Vùng ven biển phía Bắc có biên độ nhiệt nhỏ nhất là vào tháng 2, tháng 3, dưới 4℃, và cao nhất vào tháng 10, 11, gần lên đến 7℃.

+ Vùng Tây Bắc là vùng có biên độ nhiệt lớn nhất, từ 8 – 15℃.

*Hoặc, ở miền Nam:

+ Vùng Tây Nguyên có biên độ nhiệt lớn: Dao động từ 10 – 11℃, mùa khô lên đến 15 – 16℃. Mùa mưa thì thấp hơn, khoảng từ 7 – 8℃.

CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN