Thức ăn được hấp thụ chủ yếu ở đâu?

Thức ăn được hấp thụ chủ yếu ở đâu? Giải thích chi tiết với phần lý thuyết tổng hợp kiến thức và câu hỏi liên quan giúp học sinh ôn luyện.

Trả Lời Nhanh

Thức ăn được hấp thụ chủ yếu ở ruột non vì diện tích bề mặt bên trong của ruột non rất lớn là điều kiện cho sự hấp thu chất dinh dưỡng.

Câu hỏi

Thức ăn được hấp thụ chủ yếu ở đâu?

A. Ruột non

B. Ruột già

C. Dạ dày

D. Gan

Đáp án: A.

Giải thích:

Tiêu hóa là gì?

- Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

- Ở động vật đơn bào, thức ăn được tiêu hóa trong không bào tiêu hóa. Ở các nhóm động vật khác, thức ăn được tiêu hóa ở bên ngoài tế bào, trong túi tiêu hóa hoặc trong ống tiêu hóa.

Quá trình tiêu hóa ở người

Quá trình cơ thể tiêu hóa thức ăn ở người diễn ra tuần tự như sau:

Miệng thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, nghiền xé và nhào trộn thức ăn với nước bọt để tạo thành viên nuốt.

Dịch tiêu hóa ở miệng là nước bọt được tiết ra bởi các tuyến nước bọt giúp làm mềm thức ăn, làm ẩm miệng, hỗ trợ quá trình nuốt và phân hủy carbohydrate trong miệng.

Tiếp theo là quá trình tiêu hóa ở thực quản: thức ăn được đẩy qua thực quản theo nguyên lý co thắt và giãn cơ (nhu động ruột) cho tới khi nó đi đến cơ thắt thực quản dưới.

Sau đó tới dạ dày. Trong quá trình tiêu hóa thức ăn ở dạ dày thì dạ dày được coi là một bể chứa với các thành cơ rất khỏe. Các cơ này co lại để di chuyển thức ăn và trộn thức ăn với nhau.

Thức ăn được trộn đều ở dạ dày sẽ tiếp tục được đẩy tới ruột non. Giai đoạn tiêu hóa ở ruột non chính  là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình tiêu hóa ở người. Ở ruột non, thức ăn được phân giải thành các chất đơn giản nhất nhờ tác dụng của dịch tụy, dịch mật và dịch ruột.

Máu từ ruột non mang các chất dinh dưỡng tới gan để xử lý. Ví dụ là glucose từ quá trình phân hủy thức ăn, được đưa đến gan, lưu trữ dưới dạng glycogen. Các chất dinh dưỡng khác cũng được đưa đến gan bao gồm glycerol và axit amin. Ngoài ra, như ở phần trên, gan còn có chức năng tiết ra mật, sau đó được lưu trữ, tập trung trong túi mật.

Các chất dinh dưỡng đã được hấp thụ vào cơ thể từ ruột non, các chất thải sẽ được chuyển vào ruột già. Các chất thải từ ruột non đi vào ruột già dưới dạng chất lỏng, dần dần trở nên rắn hơn khi nước và muối được ruột già hấp thụ. Chất nhầy được tiết ra để hỗ trợ di chuyển phân đến trực tràng. Phân được lưu trữ trong đại tràng sigma cho tới khi nhu động ruột đẩy chúng vào trực tràng và đưa ra khỏi cơ thể.

Câu hỏi liên quan

Câu 1. Tiêu hóa là quá trình:

A. Biến đổi thức ăn thành dạng các hợp chất hữu cơ.

B. Tạo thành các hợp chất dinh dưỡng và năng lượng.

C. Tạo ra năng lượng và biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng.

D. Biến đổi các chất dinh dưỡng phức tạo có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được.

→ Đáp án đúng là D.

Giải thích: Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành dạng các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được.

Câu 2. Tiêu hóa nội bào là:

A. Sự tiêu hóa diễn ra bên trong tế bào, thức ăn được tiêu hóa trong không bào tiêu hóa.

B. Sự tiêu hóa diễn ra bên ngoài tế bào.

C. Sự tiêu hóa diễn ra cả bên trong và bên ngoài tế bào.

D. Sự tiêu hóa thức ăn bên trong túi tiêu hóa.

→ Đáp án đúng là A.

Giải thích: Tiêu hóa nội bào: tiêu hóa xảy ra bên trong tế bào nhờ không bào tiêu hóa.

Câu 3. Quá trình tiêu hoá ở loài động vật có ống tiêu hoá được mô tả như thế nào?

A. Thức ăn đi vào ống tiêu hoá được biến đổi cơ học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu.

B. Thức ăn đi vào ống tiêu hoá được biến đổi cơ học và hoá học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu.

C. Thức ăn đi vào ống tiêu hoá được biến đổi hoá học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu.

D. Thức ăn đi vào ống tiêu hoá được biến đổi cơ học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào mọi tế bào.

→ Đáp án đúng là B.

Giải thích: Quá trình tiêu hóa thức ăn ở ống tiêu hóa bao gồm tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.

Tiêu hóa cơ học: thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ hoạt động cơ học (nghiền, co bóp) của ống tiêu hóa.

Tiêu hóa hóa học: nhờ tác dụng của enzim trong dịch tiêu hóa biến đổi các chất phức tạp trong thức ăn trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ vào máu.

Câu 4. Sự tiến hoá của các hình thức tiêu hoá diễn ra theo thứ tự nào?

A. Tiêu hoá nội bào → Tiêu hoá nội bào kết hợp với tiêu hóa ngoại bào → tiêu hoá ngoại bào.

B. Tiêu hoá ngoại bào → Tiêu hoá nội bào kết hợp với tiêu hóa ngoại bào → tiêu hoá nội bào.

C. Tiêu hoá nội bào → tiêu hoá ngoại bào → Tiêu hoá nội bào kết hợp với tiêu hóa ngoại bào.

D. Tiêu hoá nội bào kết hợp với tiêu hóa ngoại bào → Tiêu hoá nội bào → tiêu hoá ngoại bào.

→ Đáp án đúng là A.

Giải thích: Tiêu hoá nội bào (tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa) → Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào (tiêu hóa bằng túi tiêu hóa) → tiêu hoá ngoại bào (tiêu hóa bằng ống tiêu hóa).

Câu 5. Thứ tự các cơ quan trong ống tiêu hóa của người là:

A. Miệng → ruột non → dạ dày → hầu → ruột già → hậu môn.

B. Miệng → thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già → hậu môn.

C. Miệng → ruột non → thực quản→ dạ dày → ruột già → hậu môn.

D. Miệng → dạ dày → ruột non → thực quản → ruột già → hậu môn.

→ Đáp án đúng là B.

Giải thích: Ống tiêu hóa cấu tạo từ nhiều cơ quan khác nhau với các chức năng khác nhau: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột (ruột non, ruột già) và cuối cùng là hậu môn.

Câu 6. Quá trình tiêu hoá ở loài động vật có túi tiêu hoá chủ yếu được mô tả như thế nào?

A. Thức ăn được tiêu hoá nội bào nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được.

B. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ sự co bóp của khoang túi biến đổi chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản.

C. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào (nhờ enzim thuỷ phân được tiết ra bởi các tế bào tuyến trong khoang túi) và tiêu hóa nội bào.

D. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ các enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp bên khoang túi.

→ Đáp án đúng là C.

Giải thích: Diễn biến sự tiêu hóa thức ăn bằng túi tiêu hóa:

Xúc tua lấy thức ăn từ ngoài môi trường đưa vào túi tiêu hóa.

Tiêu hóa ngoại bào xảy ra trong lòng túi nhờ các enzim được tiết bởi các tế bào tuyến.

Thức ăn tiếp tục được đưa vào trong các tế bào trên thành túi tiêu hóa và xảy ra tiêu hóa nội bào.

Các chất không tiêu hóa sẽ được thải ra ngoài qua lỗ thông.

Câu 7. Quá trình tiêu hoá ở loài động vật chưa có cơ quan tiêu hoá chủ yếu được mô tả như thế nào?

A. Các enzim trong lizôxôm đi vào không bào được tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể có khả năng hấp thụ được.

B. Các enzim trong riboxom đi vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được

C. Các enzim trong peroxixom đi vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được.

D. Các enzim từ bộ máy gôngi đi vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được.

→ Đáp án đúng là C.

Giải thích: Quá trình tiêu hóa nội bào trải qua các giai đoạn:

Thực bào: Màng tế bào lõm vào bên trong bao bọc lấy thức ăn hình thành không bào tiêu hóa

Tiêu hóa: Lizoxom hợp nhất với không bào tiêu hóa, đưa các enzim tiêu hóa vào thủy phân các chất phức tạp thành các chất dinh dưỡng đơn giản

Hấp thụ: Chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thu vào tế bào chất, phần không tiêu hóa được của thức ăn được đưa ra khỏi tế bào theo hình thức xuất bào.

Câu 8. Khi nói về quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật có túi tiêu hóa, phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Thức ăn trong túi tiêu hóa chỉ được tiêu hóa về mặt cơ học.

B. Trong túi tiêu hóa, thức ăn chỉ được tiêu hóa về mặt hóa học.

C. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ enzim trong lizôxôm.

D. Thức ăn trong túi tiêu hóa vừa được tiêu hóa ngoại bào và vừa được tiêu hóa nội bào.

→ Đáp án đúng là D.

Giải thích: Túi tiêu hóa có dạng túi và được hình thành từ nhiều tế bào. Cấu tạo của túi có một lỗ thông duy nhất với bên ngoài vừa làm chức năng của miệng vừa làm chức năng của hậu môn. Thức ăn trong túi tiêu hóa vừa được tiêu hóa nội bào và vừa được tiêu hóa ngoại bào.

Câu 9. Ống tiêu hóa ở một số động vật giun đất, châu chấu và chim có cơ quan khác với ống tiêu hóa ở người là:

A. Diều, thực quản ở giun đất và côn trùng.

B. Diều, dạ dày cơ (mề) ở chim.

C. Diều, thực quản của giun đất và chim.

D. Diều ở giun đất và châu chấu; diều, dạ dày cơ (mề) ở chim.

→ Đáp án đúng là D.

Giải thích: ống tiêu hóa ở giun đất, châu chấu và chim đều có diều - ở người không có. Ngoài ra ở chim còn có thêm dạ dày cơ (mề) mà không có ở người.

Câu 10. Ý nào dưới đây không chính chính xác về ưu điểm của túi tiêu hoá so với ống tiêu hoá?

A. Dịch tiêu hoá không bị hoà loãng.

B. Dịch tiêu hoá được hoà loãng.

C. Ống tiêu hoá được phân hoá thành các bộ phận khác nhau tạo cho sự chuyển hoá về mặt chức năng.

D. Kết hợp giữa tiêu hoá hoá học và tiêu hóa cơ học.

→ Đáp án đúng là B.

Giải thích: dịch tiêu hóa loãng làm hạn chế khả năng tiêu hóa. Dịch tiêu hóa bị hòa loãng có ở động vật tiêu hóa bằng túi tiêu hóa, ở động vật tiêu hóa bằng ống tiêu hóa, dịch không bị hòa loãng.

CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN