Châu Mỹ không tiếp giáp với đại dương nào?

Trả Lời Nhanh

Châu Mỹ không tiếp giáp với Ấn Độ Dương. Châu Mĩ hoàn toàn ở Tây Bán cầu, phía Bắc giáp Bắc Băng Dương, phía Tây giáp Thái Bình Dương và phía Đông giáp Đại Tây Dương.

MỤC LỤC NỘI DUNG
  • 1. Vị trí địa lý Châu Mỹ
  • 2. Đặc điểm tự nhiên của Châu Mĩ
  • 3. Dân cư Châu Mĩ
  • 4. Chủng tộc xuất hiện sớm nhất ở châu Mỹ
  • 5. Châu Mỹ gồm những nước nào
  • 6. Các quốc gia thuộc châu Mỹ La Tinh
Châu Mỹ rộng hơn 42 triệu km2 , đứng thứ 2 trên thế giới. So với các châu lục khác, châu Mĩ nằm trải dài trên nhiều vĩ độ hơn cả, từ vùng cực Bắc đến tận vùng cận cực Nam. Nơi hẹp nhất của châu Mỹ là eo đất Panama rộng không đến 50 km. Kênh đào Panama đã cắt qua eo đất này, nối liền Thái Bình Dương và Đại Tây Dương châu Mỹ trải rộng trên 2 lục địa: lục địa Bắc Mỹ và Nam Mỹ..

1. Vị trí địa lý Châu Mỹ

Châu Mĩ giáp với những đại dương sau: Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, không tiếp giáp với Ấn Độ Dương. Châu Mĩ nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây, bao gồm Bắc Mĩ, Nam Mĩ và dải đất hẹp Trung Mĩ nối Bắc Mĩ với Nam Mĩ. Trong các châu lục trên thế giới, diện tích của Châu Mĩ đứng thứ 2 (42 triệu km2), sau châu Á. Tọa độ của Châu Mĩ là 71°57' Bắc - 53°54' Nam

Vị trí địa lý và phạm vi châu Mỹ đã ảnh hưởng đến thiên nhiên châu Mỹ:  Vị trị và phạm vi lãnh thổ đã tạo cho thiên nhiên châu Mỹ phân hóa đa dạng và phức tạp.

2. Đặc điểm tự nhiên của Châu Mĩ

Địa hình châu Mĩ thay đổi từ tây sang đông
  • Địa hình châu Mĩ cao ở phía tây, thấp dần khi vào đến trung tâm và cao dần ở phía đông.
  • Các dãy núi lớn, cao và đồ sộ đều tập trung ở phía tây: Dọc bờ biển miền tây của Bắc Mĩ có dãy Cooc-đi-e, dọc bờ biển phía tây Nam Mĩ có dãy An-đet.
  • Các đồng bằng lớn ở giữa: đồng bằng Trung tâm và đồng bằng A-ma-dôn.
  • Phía đông là các dãy núi thấp và cao nguyên có độ cao từ 500 đến 2.000 m: dãy A-pa-lat, cao nguyên Bra-xin, cao nguyên Guy-an,...
  • Tên các sông lớn ở châu Mĩ: Sông Mi-xi-xi-pi thuộc Bắc Mĩ, chảy theo hướng bắc-nam, bồi đắp nên đồng bằng Trung tâm. Sông A-ma-dôn thuộc Nam Mĩ, chảy theo hướng tây-đông, đổ ra Đại Tây Dương, bồi đắp nên đồng bằng A-ma-dôn.
Châu Mĩ trải dài trên nhiều đới khí hậu
Lãnh thổ châu Mĩ trải dài trên tất cả các đới khí hậu: hàn đới, ôn đới, nhiệt đới. Chiếm diện tích lớn nhất là khí hậu ôn đới ở Bắc Mĩ và khí hậu nhiệt đới ẩm ở Nam Mĩ.
  • Khí hậu hàn đới giá lạnh ở vùng giáp Bắc Băng Dương.
  • Qua vòng cực bắc xuống phía nam, khu vực Bắc Mĩ có khí hậu ôn đới.
  • Trung Mĩ, Nam Mĩ nằm ở hai bên đường Xích đạo, có khí hậu nhiệt đới.

Chiếm diện tích lớn nhất là khí hậu ôn đới ở Bắc Mĩ

Thiên nhiên châu Mĩ rất đa dạng và phong phú, mỗi vùng mỗi miền có những cảnh đẹp khác nhau. Đồng bằng A-ma-dôn ở Nam Mĩ là đồng bằng lớn nhất thế giới, nằm ở vùng Xích đạo. Rừng A-ma-dôn là vùng rừng rậm nhiệt đới lớn nhất thế giới, làm trong lành và dịu mát khí hậu nhiệt đới của Nam Mĩ, điều tiết nước sông ngòi, nơi đây được mệnh danh là lá phổi xanh của Trái Đất.

Khí hậu châu Mỹ thay đổi đáng kể giữa các khu vực. Khí hậu rừng mưa nhiệt đới xuất hiện ở những nơi gần xích đạo như rừng Amazon, rừng sương mù châu Mỹ, Florida và Darien Gap. Tại dãy núi Rocky và Andes, các ngọn núi cao thường có tuyết phủ. Vùng Đông Nam của Bắc Mỳ thường xuất hiện nhiều cơn bão và lốc xoáy, trong đó phần lớn lốc xoáy xảy ra tại thung lũng Tornado ở Hoa Kỳ.

Nhiều khu vực tại Caribe cũng phải hứng chịu các ảnh hưởng từ bão. Các hình thế thời tiết này được tạo ra do sự va chạm của khối không khí khô và mát từ Canada và khối không khí ẩm và ấp từ Đại Tây Dương.

3. Dân cư Châu Mĩ

Dân cư châu Mỹ nói chung có nguồn gốc từ 5 nhóm sắc tộc và 3 nhóm lai.
  • Người bản địa châu Mỹ: Người da đỏ, Inuit, và Aleut.
  • Gốc Châu Âu, chủ yếu là người Tây Ban Nha, người Anh, người Ireland, người
  • Ý, người Bồ Đào Nha, người Pháp, người Ba Lan, người Đức, người Hà Lan, và người Scandinavie.
  • Gốc da đen châu Phi, chủ yếu là từ Tây Phi.
  • Người châu Á, bao gồm các nhóm Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á.
  • Những người có nguồn gốc từ Trung Đông.
  • Mestizo, lai giữa người Âu và da đỏ.
  • Mulatto, lai giữa người Âu và người da đen.
  • Zambo (tiếng Tây Ban Nha) hay Cafuso (tiếng Bồ Đào Nha), lai giữa người da đen và da đỏ.
Phần lớn cư dân sống tại Mỹ Latinh chịu ảnh hưởng của các nền văn hóa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha và tương phản với Mỹ Anglo, nơi tiếng Anh, 1 ngôn ngữ German chiếm ưu thế.

4. Chủng tộc xuất hiện sớm nhất ở châu Mỹ

Chủng tộc xuất hiện sớm nhất ở Châu Mỹ là Môn-gô-lô-it. Chủ nhân đầu tiên của châu Mĩ là người Anh-điêng và người E-xki-mô thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it.

Từ thế kỉ XVI, châu Mĩ có thêm người gốc Âu nhập cư, thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it với số lượng ngày càng tăng.

Người da đen thuộc chủng tộc Nê-grô-it từ châu Phi bị thực dân da trắng cưỡng bức sang làm nô lệ.

Các chủng tộc ở châu Mĩ đã hoà huyết, tạo nên các thành phần người lai.

5. Châu Mỹ gồm những nước nào

Châu Mỹ gồm 2 lục địa rộng lớn là Bắc Mỹ, Nam Mỹ và eo đất Trung Mỹ. Châu Mỹ hiện có 35 quốc gia độc lập và 24 vùng lãnh thổ. Các quốc gia trực thuộc Châu Mỹ được phân chia dựa theo các yếu tố chính trị và lịch sử, cụ thể như sau:

  • Khu vực Bắc Mỹ: bao gồm Canada, Hoa Kỳ và Mexico. Trong đó, Hoa Kỳ là quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế lớn mạnh nhất trên thế giới.
  • Khu vực Nam Mỹ: bao gồm Argentina, Bolivia, Brasil, Chile, Colombia, Ecuador, Guyana, Paraguay, Perú, Suriname, Uruguay, Venezuela.
  • Khu vực Trung Mỹ: bao gồm Antigua và Barbuda, Bahamas, Barbados, Belize, Costa Rica, Cuba, Dominicana, Dominicana, El Salvador, Grenada, Guatemala, Haiti, Honduras, Jamaica, Nicaragua, Panamá, Saint Kitts và Nevis, Saint Lucia, Saint Vincent và Grenadines, Trinidad và Tobago.

6. Các quốc gia thuộc châu Mỹ La Tinh

Đến cuối thế kỉ XVIII, hầu hết khu vực Trung và Nam Mĩ đều là thuộc địa của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Do thời gian thống trị dài nên hầu hết dân cư ở đây đều nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha - ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Latinh. Vì vậy khu vực này được gọi là Mĩ Latinh.

Mĩ Latinh được tìm ra từ cuối thế kỷ XV, giàu khoáng sản và nông sản phong phú. Dựa vào yếu tố địa lý, văn hóa, chính trị, nhân khẩu, ta có thể chia các nước Mỹ Latinh thành các tiểu vùng. Cụ thể:

Nếu dựa theo địa nghĩa Mỹ Latinh là toàn bộ khu vực ở phía nam của Hoa Kỳ, ta có thể phân thành các tiểu vùng cơ bản gồm: Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Caribe và Nam Mỹ. Riêng Nam Mỹ còn được phân chia nhỏ hơn dựa vào yếu tố địa lý - chính trị là: Nhóm phương Nam và các nước Andes.

Các nước Mỹ Latinh gồm: Argentina, Bolivia, Brazil, Chile, Colombia, Costa Rica, Cuba, Dominican Republic, Ecuador, El Salvador, Guatemala, Haiti, Honduras, Mexico, Nicaragua, Panama, Paraguay, Peru, Urruguay và Venezuela.

CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN