Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a lị da
Xưa nay dường như quí vị luôn luôn Nam mô với một người nào khác chứ chưa bao giờ Nam mô với chính mình. Người tu hành không cần phải đi Nam mô một khách thể nào khác mà phải Nam mô ngay với chính mình.
Nam mô có nghĩa là tôi, chính tôi quay trở về quy y với Tam bảo vô cùng vô tận khắp mười phương.
Nam mô còn có nghĩa là đem tự ngã của chính mình thể nhập trọn vẹn vào cả pháp giới khắp cả mười phương. Tức là thể nhập vào Tam bảo vô cùng vô tận khắp cả mười phương.
Tất kiến lật có nghĩa là “hoàn toàn”. Tức là đem hết toàn tâm, toàn ý để quy y và đảnh lễ Tam bảo.
Đỏa y mông có nghĩa là “Ngã”. Đó chính là cái Ngã của Vô Ngã. Nên quí vị phải đem toàn tâm toàn ý đảnh lễ bản ngã của chính mình, nhưng đảnh lễ cái ngã của vô ngã. Như thế có nghĩa là không có mình hay sao? Ví như khi có người đánh quí vị, quí vị không cảm thấy đau; nếu họ mắng chửi, quí vị không thấy khó chịu; nếu họ nhục mạ, quí vị thấy như thể không có việc gì xảy ra.
Quí vị không nhất thiết cần phải nhẫn nhục, vì nếu dùng phép nhẫn nhục, là quí vị đã rơi vào “đệ nhị nghĩa” rồi. Trong trường hợp này, quí vị không nhất thiết cần phải “nhẫn”, vì vốn không có một bản ngã để dùng pháp nhân và không có một bản ngã để cho pháp nhẫn ấy tác động tới. Có nghĩa là quí vị phải hành pháp nhẫn trong “vô nhẫn”.
Đó gọi là Ngã của vô ngã vậy.
A lị da ở trên đã giảng qua, có nghĩa là “Thánh giả”. ở đây tức là phải hết lòng đảnh lễ “cái ngã” ấy của Thánh giả. Vô lượng vô biên chư Bồ Tát, hết thảy Thiên Long bát bộ đều phải đảnh lễ cái ngã trong vô ngã của bậc Thánh giả. Cái ngã ấy bao trùm khắp vô lượng vô biên vũ trụ. Có rất nhiều bậc Thánh giả. Họ là ai? Dưới đây, tôi sẽ giảng rõ.
- Ý nghia câu 10 bài chú đại bi / Trích bài giảng của HT Tuyên Hóa -