5 điều kiêng kỵ khi cúng ông Công, ông Táo

Những điều kiêng kỵ khi cúng ông Công, ông Táo mà bạn nhất định phải biết? Cúng ông công ông táo giờ nào tốt nhất? Điều cấm kỵ khi cúng ông táo ngày 23 tháng chạp

Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình thường làm mâm cỗ cúng để tiễn ông Công ông Táo về trời để trình báo với Ngọc Hoàng những chuyện đã xảy ra trong gia đình suốt một năm qua. 

Do đó mà dù có bận rộn thế nào, các gia đình thường dành thời gian để làm lễ cúng ông Công ông Táo một cách cẩn thận nhất với mong muốn một năm mới gia đình nhiều bình an, sức khỏe.

Dưới đây, Đọc xin lưu ý tới bạn đọc những điều kiêng kỵ nhất mà các gia chủ nhất định phải chú ý khi tiến hành lễ cúng tiễn đưa ông công ông táo về chầu trời.

Không để đồ lễ cúng Táo quân trên ban thờ Phật

Ban thờ chính của gia đình là nơi thờ phụng các vị thần linh, đặt mâm lễ cúng ông Công ông Táo ở đây mới thể hiện lòng thành kính của gia chủ với các vị thần linh.

Nếu gia chủ có ban thờ Táo quân ở dưới bếp thì có thể đặt mâm lễ cúng ở đây, song vẫn cần có 1 mâm lễ nữa ở ban thờ chính. Nhưng tuyệt đối không được để ở ban thờ Phật.

Không để đồ lễ cúng Táo quân trên ban thờ Phật
 

Chuẩn bị đồ cúng ông Công ông Táo không chu đáo

Thành Tâm là chính nhưng đồ cúng lễ 23 tháng Chạp không hề cầu kì chút nào nhưng thay vào đó cần sự chu đáo, tỉ mỉ để không thiếu sót điều gì.

Tùy theo phong tục hoặc điều kiện hoàn cảnh gia đình mà bạn có thể chuẩn bị đồ cúng chay hoặc mặn. Đồ vàng mã không cần quá nhiều nhưng phải đủ. Sự tích ông Công ông Táo gồm 2 táo ông và 1 táo bà vì vậy bạn cần chuẩn bị đủ 3 bộ mũ quần áo vàng cho 3 vị.

Mâm lễ cúng ông Công ông Táo có thể là lễ chay, cũng có thể là lễ mặn, tùy theo điều kiện gia đình. Đồ vàng mã cũng vậy, không cần phải quá nhiều, cốt ở đủ đầy. 

Cá để tiễn Táo về trời cũng không cần nhiều, 3 con là đủ và phải xác định trước địa điểm thả phóng sinh sao cho phù hợp.

Kiêng kỵ cúng ông Công ông Táo quá 12 giờ trưa ngày 23

Theo quan niệm dân gian thì thời gian tốt nhất để thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo là vào khoảng thời gian tối ngày 22 (không cúng sau 11h đêm) và sáng ngày 23 tháng Chạp.

Lễ cúng nên tiến hành trước 12 giờ trưa ngày 23 vì đây thời điểm các thần quy tụ để chuẩn bị chầu trời. Nếu cúng muộn hơn thì sẽ không báo cáo được với các Táo.

Nếu bạn không sát được chính xác thời gian thì bắt đầu từ ngày 21 tháng Chạp đến trước 12 giờ 23 tháng Chạp đều có thể lựa chọn thời gian phù hợp để cúng ông Công ông Táo.

Sau khi cúng xong gia đình chỉ cần thấy hương cháy đến 2/3 là có thể hóa vàng mã và mang cá đi phóng sinh, tiễn ông Táo về trời.

Kiêng kỵ cúng ông Công ông Táo quá 12 giờ trưa ngày 23
 

Tuyệt đối không đốt tiền âm phủ cho các vị thần

3 vị Táo đều là thần tiên chứ không phải vong âm nên việc đốt tiền âm phủ là không hợp tình hợp lý. Thay vào đó bạn nhớ chuẩn bị thêm 3 cây nến hoặc 3 chiếc đèn dầu. Để thể hiện sự thành tâm thì người lớn nhất trong nhà thực hiện lễ cúng cần phải tắm rửa sạch sẽ, xúc miệng trước khi vào mâm cúng.

Cúng ông Công ông táo bằng cách thắp 9 nén nhang quỳ xuống lễ 9 lễ khấn cầu báo cáo công việc cho các Táo.

Phong sinh cá chép sai cách

Sau khi lễ cúng song bạn sẽ phóng sinh cá ra ao hồ hay ra sông. Việc lựa chọn địa điểm phóng sinh cần phải lựa chọn thật kỹ, môi trường nước thả cá cần sạch sẽ và rộng rãi. Tuyệt đối không được phóng sinh cá chép tại ao hồ bẩn bị ô nhiễm, ao tù nước đọng.

Khi thả cá thì bạn phải nâng cá nhẹ nhàng bằng tay và từ từ thả xuống, tuyệt đối không được ném cá hoặc đáp cả túi cá chép xuống sông hồ.

Phong sinh cá chép sai cách

- 5 điều kiêng kỵ khi cúng ông Công, ông Táo - Đọc Tài Liệu -