Xem bói

Tâm linh

Tử vi hằng ngày

Tết Nguyên đán không cần vôi vẫn làm được mứt gừng khô

Cách làm mứt gừng khô không cần nước vôi có vị ngọt nhẹ hấp dẫn, mùi gừng thơm nồng trong cái giá lạnh của thời tiết ngày Tết Nguyên đán rất tuyệt vời.

7 bước làm mứt gừng khô không cần nước vôi ngày Tết Nguyên đán

Ngày Tết Nguyên đán quây quần bên gia đình cùng với lọ mứt gừng cay cay ấm bụng lại vừa có tác dụng trị ho, giải cảm. Cách làm mứt gừng khô rất dễ, lại không cần đến nước vôi trong nên đang được các chị em chia sẻ rất nhiều trên trang mạng xã hội facebook.

Nguyên liệu làm mứt gừng khô không cần nước vôi

  • 1kg gừng tươi (chọn gừng già nếu muốn tăng vị cay)
  • 450g đường cát trắng

Mẹo hay chọn gừng ngon đẹp làm mứt gừng ăn Tết Nguyên đán

Khi chọn gừng tươi dùng để làm mứt, bạn chú ý chọn gừng bánh tẻ (không quá non, không quá già) bởi vì nếu gừng quá non khi làm mứt không có độ săn và độ đậm đà, còn nếu gừng quá già có quá nhiều xơ, vị cay nồng làm mứt kém hấp dấn.

Một lưu ý khác, gừng dùng làm mứt thường là những củ gừng to để sau khi chế biến có những lát mứt thật đẹp mắt, tránh chọn những củ nhỏ, nhiều nhánh gây khó khăn trong quá trình chế biến, thành phẩm làm ra vụn, không đẹp mắt.

Cách làm mứt gừng khô không cần nước vôi

Bước 1: Chuẩn bị sẵn thau nước bên cạnh, vừa cạo sạch vỏ gừng xong thì thả ngay và thau nước.

Bước 2: Cắt chéo củ gừng nghiêng góc 45 độ thành từng lát mỏng và tiếp tục thả vào thau nước.

Bước 3: Vớt gừng ra thau, cho vào nồi và đun sôi khoảng 8 phút.

Bước 4: Đổ gừng ra thau nước lạnh và xả lại vài lần để làm sạch. Sau đó tiếp tục đem nấu gừng lần 2 để khử bớt vị cay. Sau khi nấu, trút gừng ra rổ và để ráo.

Bước 5: Khi gừng đã ráo khô, bạn cân lại còn khoảng 600g. Lúc này, bạn đem gừng trộn với đường và để ngấm khoảng 4-5 tiếng.

Bước 6: Dùng chảo sâu lòng nấu gừng và nước đường. Khi nước đường sôi lên, bạn hãm nhỏ lửa và sên đều cho đến khi gừng khô lại, đường áo đều quanh mỗi lát gừng thì tắt bếp. Thỉnh thoảng dùng đũa đảo đều để gừng không bị cháy sém và được ngấm đường. Đến khi lượng nước đường trong chảo không còn nhiều và đã hơi sền sệt thì giảm nhỏ lửa, dùng đũa đảo liên tục và cho vanilla vào để tạo mùi thơm.

Bước 7: Khi mứt đã nguội hẳn thì nên sử dụng lọ thủy tinh hoặc buộc kín túi nilon để bảo quản mứt được lâu, trong thời gian dài, mứt gừng có hạn sử dụng lâu nhất trong số các loại mứt. Tuy nhiên, tránh để mứt tiếp xúc với không khí dễ gây mốc, hỏng.

Tại sao sên mứt gừng không khô

Nhiều chị em lần đầu tiên làm mứt gừng, khi sên mứt gừng không khô, bởi khi làm mứt gừng mắc phải những lỗi nhỏ khi học cách làm mứt gừng.

Ngọn lửa

Khi sên mứt bạn cần chú ý đến ngọn lửa, đầu tiên để lửa vừa, khi sôi hạ bớt xuống, đến khi nước cạn để ở mức nhỏ nhất, đảo tay liên tục, không được nóng vội. Nếu để lửa quá to, đường nhanh khô nước chưa kịp bốc hơi, món mứt gừng vừa bị cháy, vừa bị ướt là điều dĩ nhiên.

Lượng đường

Đường không đủ sẽ không kết tinh, món mứt gừng của bạn sẽ không thành công. Làm mứt gừng không phải muốn cho bao nhiêu đường cũng được, bạn phải ướp với tỉ lệ chuẩn là 1:1 (cứ 100g gừng bỏ vỏ tương ứng với 100g đường).

Khi sên mứt gừng bạn phải dùng chảo có đế dày, nếu loại quá mỏng nước chưa kịp bay hơi, đường chưa kịp kết tinh, thì món mứt gừng đã bị cháy.

Cách làm mứt gừng khô không cần nước vôi đạt yêu cầu với miếng mứt gừng không bị ướt hay bị khô quá hoặc cháy sém, sẽ ảnh hưởng đến mùi vị và thẩm mỹ. Chỉ với những nguyên liệu và công đoạn vô cùng đơn giản bạn đã tự tay làm cho gia đình mình món mứt truyền thống để ăn Tết Nguyên đán trọn vẹn rồi.