Cách làm mứt gừng nguyên củ dạng lát truyền thống ngày Tết Nguyên đán
Nguyên liệu làm mứt gừng nguyên củ dạng lát
- Gừng (Để làm mứt gừng nguyên củ dạng lát ngon, bạn nên chọn loại củ bánh tẻ tức những củ không quá già cũng không quá non. Như thế, mứt làm ra sẽ không bị xơ và quá cay)
- Nước vôi trong
- Đường kính trắng
- Muối tinh
- Vani
- Một số dụng cụ nhà bếp: đũa, nồi, chảo đế dày, …
Cách làm làm mứt gừng nguyên củ dạng lát
Bước 1: Sơ chế gừng
– Loại bỏ đất bám xung quanh gừng bằng cách ngâm gừng trong nước khoảng 20 phút để đất dần bở ra. Sau đó đem rửa sạch và cạo hết lớp vỏ bên ngoài.
– Ngâm gừng đã cạo vỏ cùng với muối loãng tầm 30 phút để muối khử bớt vị cay, hăng của gừng. Rồi đem vớt ra và để gừng ráo nước hẳn mới qua bước tiếp theo.
Bước 2: Ngâm gừng
– Khác với cách làm mứt gừng cắt lát, cách làm mứt này bạn để nguyên củ gừng không cần cắt lát. Như vậy mứt gừng sẽ đậm vị gừng hơn rất nhiều so với cắt lát. Nhưng để nguyên củ gừng sẽ có những bất lợi nhất định trong quá trình làm mứt.
– Ngâm gừng vào nước vôi trong khoảng chừng 10 phút. Nước vôi trong giúp củ gừng cứng hơn, giòn hơn để mứt không bị nát vụn và ngon hơn.
Bước 3: Rửa sạch và ướp đường
– Khi đã hết thời gian ngâm gừng cùng với nước vôi trong, bạn vớt gừng ra và rửa lại bằng nước sạch nhiều lần.
– Sau đó để gừng ráo nước. Ướp gừng cùng với đường theo tỉ lệ bạn muốn: bạn muốn ăn cay thì ướp theo tỉ lệ 1:2 tức là 0,5kg đường ướp cho 1kg gừng.
– Còn bạn muốn ăn mứt ngọt hơn để át đi vị cay nồng của gừng thì cho thêm đường, nhưng không nhiều quá tránh làm hỏng vị món mứt gừng.
– Bạn nên ướp trong khoảng 7-8 tiếng để đường tan và ngấm sâu vào trong từng lát gừng. Như vậy vị món mứt sẽ ngon hơn, ngọt đều hơn.
Bước 4: Sên mứt gừng
– Bạn cần để nóng chảo trước khi cho hỗn hợp đường và gừng đã ướp lên. Để lửa vừa trong khoảng 10 phút đầu khi hỗn hợp vẫn còn nhiều nước.
– Khi đường bắt đầu cạn dần, vặn lửa nhỏ và đảo liên tục để tránh mứt bị cháy làm ảnh hưởng đến cả màu sắc mứt cũng như mùi vị.
– Khi đã cho nhỏ lửa, bạn cho thêm một ống vani vào chảo gừng và đảo thật đều tay để tạo thêm mùi hương và vị thanh nhẹ cho món mứt gừng.
– Sên mứt gừng cho đến khi đường kết tinh lại và bám trắng củ gừng. Lúc này, củ gừng khô và tách rời nhau bạn cần cho lửa nhỏ nhất có thể, sên thêm khoảng 15-20 phút thì tắt bếp.
Bước 5: Hong khô mứt
– Sau khi sên xong, bạn nên để nguội mứt và hong khô trước khi cho vào túi hay hộp bảo quản. Nhằm mục đích làm cho miếng mứt giòn ngon hơn. Cuối cùng là cất giữ và bảo quản ăn dần.
– Khi mứt đã nguội hẳn thì nên sử dụng lọ thủy tinh hoặc buộc kín túi nilon để bảo quản mứt được lâu, trong thời gian dài, mứt gừng có hạn sử dụng lâu nhất trong số các loại mứt. Tuy nhiên, tránh để mứt tiếp xúc với không khí dễ gây mốc, hỏng.
Một số lưu ý khi sử dụng mứt gừng ngày Tết Nguyên đán
- Mứt gừng là món ăn phổ biến trong các ngày tết của người dân Việt không bởi vì nó ngon mà nó còn có lợi cho hệ tiêu hóa, giảm ho, làm ấm người, kích thích tiêu hóa, chống cảm lạnh.
Ngoài ra, mứt gừng còn làm giảm đau, viêm.
- Đặc biệt tốt cho chị em phụ nữ trong những ngày “đèn đỏ” bởi tính nóng của gừng giúp giảm cơn đau bụng kinh nguyệt.
- Nhưng bên cạnh các tác dụng tốt cho cơ thể gừng cũng có thể gây hại nếu ăn quá nhiều. Nên bạn chỉ nên ăn một lượng nhất định mứt gừng mỗi ngày, lưu ý nhất là trẻ nhỏ.
- Ăn quá nhiều mứt gừng khiến bạn gặp phải một số tình trạng như: loãng xương, rối loạn nhịp tim, gây ngứa rát và làm khô da, gây dị ứng, … đặc biết với những người bị tiểu đường không nên ăn món này.