Gỏi củ hũ dừa tôm thịt chỉ dùng đãi khách quý ngày Tết Nguyên đán

Cách làm gỏi củ hũ dừa tôm thịt giòn giòn sừng sựt là món ăn đặc sản của vùng đất Bến Tre, chỉ dùng để đãi khách quý ngày Tết Nguyên đán

Cách làm gỏi củ hũ dừa tôm thịt - đặc sản Bến Tre chỉ dùng ngày Tết Nguyên đán

Củ hũ dừa là phần non nhất trên đọt cây dừa, nó được coi như “trái tim” của cây dừa. Mỗi khi người ta lấy là được 1 cái củ hủ dừa to, ở ngoài được bọc bằng những cái mo xơ, bên trong là phần trắng, non và ngọt nhất của củ hủ dừa.

Cách làm gỏi củ hũ dừa tôm thịt giòn giòn sừng sựt của các loại rau củ còn có sự thơm ngọt của tôm và thịt là món ăn đặc sản của vùng đất Bến Tre, chỉ dùng để đãi khách quý ngày Tết Nguyên đán

Gỏi củ hũ dừa tôm thịt chỉ dùng đãi khách quý ngày Tết Nguyên đán

Nguyên liệu làm gỏi củ hũ dừa tôm thịt cho 4 người ăn

  •  Nước mắm 100 gr
  •  Đường trắng 100 gr
  •  Bột ngọt 10 gr
  •  Nước cốt chanh 50 ml
  •  Tương ớt 3 muỗng canh
  •  Tỏi băm 30 gr
  •  Ớt băm 30 gr
  •  ngò băm 30 gr
  •  Thịt ba chỉ 200 gr
  •  Tôm tươi 200 gr
  •  Củ hũ dừa 300 gr
  •  Cà rốt 150 gr
  •  Dưa leo 150 gr
  •  Hành phi 50 gr
  •  Đậu phộng rang 30 gr
  •  Rau răm 30 gr
  •  Rượu trắng 1 muỗng canh
  •  Gừng 3 lát
  •  Muối 1/2 muỗng cà phê
  •  Hành tím 2 củ

Cách làm gỏi củ hũ dừa tôm thịt - đặc sản Bến Tre chỉ dùng ngày Tết Nguyên đán

Cách làm gỏi củ hũ dừa tôm thịt - đặc sản Bến Tre chỉ dùng ngày Tết Nguyên đán

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu làm gỏi củ hũ dừa tôm thịt

- Củ hũ dừa rửa sạch, xắt thành từng sợi dài vừa ăn nhưng đừng mỏng quá sẽ làm giảm độ giòn. Chuẩn bị một thau nước lạnh cho vào 1 muỗng cà phê đường và bóp vài lát chanh rồi cho củ hũ dừa vào ngâm để tạo vị ngọt và không làm cho củ hũ dừa bị thâm (củ hũ dừa để ngoài rất dễ bị thâm).

- Cà rốt gọt vỏ, dưa leo bỏ hạt và cũng cắt thành sợi như củ hũ dừa. Rau răm xắt nhỏ.

- Tôm sú rửa sạch. Cho vào nồi luộc với một ít rượu trắng và vài lát gừng để thịt tôm được thơm và giảm bớt mùi tanh. Tôm chín thì bóc bỏ vỏ và xẻ tôm làm đôi.

- Thịt ba chỉ rửa sạch với một ít muối. Cho vào nồi luộc với vài lát hành tím để thịt có mùi thơm. Khi thịt chín vớt ra để nguội một chút rồi cắt thành những lát thịt mỏng vừa ăn.

Sơ chế nguyên liệu làm gỏi củ hũ dừa tôm thịt

Bước 2: Pha nước mắm trộn gỏi

- Nấu nước mắm: Cho nước mắm, đường trắng và bột ngọt vào nồi, khuấy đều đến khi đường và bột ngọt tan thì tắt bếp, để nguội.

- Pha nước mắm trộn gỏi: cho tương ớt, tỏi băm, ớt băm, ngò băm và nước chanh vào tô nước mắm nấu ở trên, khuấy đều lên là ta có hỗn hợp nước mắm trộn gỏi thơm ngon có thể áp dụng cho rất nhiều loại gỏi như gỏi ngó sen, gỏi bưởi,...

- Mách nhỏ với bạn cách pha nước mắm chấm gỏi là pha thêm nước dừa vào hỗn hợp nước mắm trộn gỏi đã làm ở trên đến khi nào bạn thấy độ loãng vừa phải là được nhé!

Pha nước mắm trộn gỏi

Bước 3: Trộn gỏi củ hũ dừa tôm thịt

- Dùng 2 âu lớn, một âu chúng ta cho củ hũ dừa, dưa leo và cà rốt, âu còn lại cho thịt heo và tôm vào. Mỗi âu chúng ta cho vào 3 muỗng canh nước mắm trộn gỏi và ngâm khoảng 15 phút để cho ngấm, Sau 15 phút ta chắt hết nước trong hỗn hợp rau củ và tôm thịt để chuẩn bị trộn gỏi.

-  Trước khi ăn chúng ta dùng một cái âu lớn, cho rau củ, tôm thịt và 3 muỗng canh nước mắm vào trộn lên. Sau đó cho rau răm, đậu phộng rang và hành phi vào trộn đều.

Trộn gỏi củ hũ dừa tôm thịt

Vậy là món gỏi củ hũ dừa thơm ngon bắt mắt đã được hoàn thành rồi đó. Cách làm gỏi củ hũ dừa tôm thịt đúng điệu ăn với phồng tôm và chấm với nước mắm chua ngọt cho ngày Tết Nguyên đán trọn vẹn hương vị nha các mẹ.