Xem bói

Tâm linh

Tử vi hằng ngày

Tết Nguyên đán trọn vẹn hương vị nhờ bát canh măng miến

Cách làm canh măng miến truyền thống ngày Tết Nguyên đán, canh măng miến thể hiện tứ trụ theo quan niệm của người Hà Nội nói riêng và Tết Nguyên đán miền Bắc nói chung.

Cách làm canh măng miến - Tứ trụ trong mâm cỗ Tết Nguyên đán truyền thống

Mâm cỗ Tết Nguyên đán có bốn món ăn đó là: bóng, vây, miến, măng tượng trưng cho tứ trụ (bốn mùa) theo quan niệm của người Hà Nội. 

Những ngày Tết Nguyên đán, tiết trời thường se lạnh, bát căng măng miến măng sườn non nóng hổi chắc chắn sẽ làm người thưởng thức cảm thấy ấm lòng, cộng thêm hương vị thơm ngon và công dụng chống ngấy rất tốt nên cách làm canh miến măng luôn được chị em tìm kiếm và chia sẻ những ngày giáp Tết.

Nguyên liệu làm canh măng miến - món ăn truyền thống ngày Tết Nguyên đán

  • Măng khô: 100 g
  • Miến: 150 g
  • Sườn non: 300 g
  • Mộc nhĩ, nấm hương
  • Tiêu bắc
  • Hành hoa, rau mùi
  • Dầu ăn, bột nêm, mì chính

Cách làm canh măng miến mâm cúng ngày Tết Nguyên đán

Bước 1: Sườn non chần qua nước sôi, rửa sạch nhiều nước và cho vào xào với ít hành khô cùng chút dầu ăn. Nêm 1 thìa bột nêm.

Bước 2: Đổ nước sôi vào nồi đun liu riu cho sườn chín mềm, nước sườn trong.

Bước 3: Mộc nhĩ, nấm hương rửa sạch, ngâm nở, thái nhỏ.

Bước 4: Rau mùi, hành hoa rửa sạch thái nhỏ, hành củ chẻ nhỏ.

Bước 5: Măng khô luộc qua rồi rửa sạch bỏ phần đầu già rồi tước nhỏ rửa một lần nữa.

Bước 6: Miến ngâm cho mềm (Nếu vội có thể ngâm miến bằng nước ấm).

Bước 7: Phi thơm hành với dầu ăn cho măng vào xào.

Bước 8: Tiếp đến cho nấm hương, mộc nhĩ thêm 1 thìa bột nêm.

Bước 9: Khi sườn chín mềm cho nấm hương, mộc nhĩ cùng măng vào. Nêm lại gia vị cho vừa miệng.

Bước 10: Thả miến đã được cắt nhỏ vào rồi thêm hành hoa mùi tàu. Cho ít mì chính cùng hạt tiêu rồi cho canh măng miến ra bát.

Chúc các bạn làm được canh miến măng mang trọn vẹn hương vị và linh hồn ẩm thực xứ Bắc.