Đề bài:
Phân tích ý nghĩa nhan đề Người cầm quyền khôi phục uy quyền
Nhan đề đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền được chính tác giả V. Huy-go lựa chọn để đặt. Vì vậy mà ý nghĩa nhan đề của đoạn trích cũng chính là nội dung chính của đoạn trích. Nhưng nhan đề lại không chỉ là nghĩa đen, mà còn nhiều hàm ý bên trong về những bài học trong cuộc sống, vì vậy tuyển tập Văn mẫu 11 của Đọc tài liệu cũng tổng hợp các bài phân tích ý nghĩa nhan đề đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền
để các em học sinh tham khảo, để các em có được cái nhìn đa dạng hơn về ý nghĩa nhan đề đoạn trích này.Dàn ý phân tích ý nghĩa nhan đề Người cầm quyền khôi phục uy quyền
1. MỞ BÀI
Giới thiệu đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”.
2. THÂN BÀI
- Tóm tắt Người cầm quyền khôi phục uy quyền
- Giải thích lớp nghĩa thứ nhất của nhan đề: Gia- ve khôi phục uy quyền của một người nhà nước bắt kẻ phạm tội là Giăng Van- giăng trong khi trước đó không lâu, Giăng Van- giăng đã trong thân phận thị trưởng bắt hắn khuất phục.
- Giải thích lớp nghĩa thứ hai: Giăng Van- giăng khôi phục uy quyền là một người nắm quyền chủ động trong tư thế hiên ngang. Phăng- tin đột ngột qua đời, Giăng Van- giăng không còn chịu đựng như trước, ông trở nên đnah thép và sáng chói trong tinh thần của cái thiện khiến cho chính Gia- ve không dám bắt ép ông và hắn trở nên nhu nhược không dám làm trái ý của ông tuy hắn mới là người có quyền.
- Phân tích hình ảnh đối nghịch của hai nhân vật để làm nôi bật sự khác biệt giữa thiện và ác.
3. KẾT BÀI
- Khẳng định sự chiến thắng của cái thiện trong mọi trận đấu
- Khẳng định tài năng và nhân đạo của Huy- gô
Với dàn ý chung về Phân tích ý nghĩa nhan đề đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền trên, các em học sinh hoàn toàn có thể triển khai thêm nội dung dựa vào các luận điểm chính, từ đó tạo thành một bài văn hoàn chỉnh. Để đầy đủ tư liệu viết bài hơn nữa, các em học sinh có thể tham khảo thêm phần Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền - ngắn gọn.
Ngoài ra, Đọctàiliệu cũng tổng hợp một số bài văn mẫu phân tích ý nghĩa nhan đề Người cầm quyền khôi phục uy quyền, cho các em học sinh tham khảo thêm về cách hành văn và sử dụng ngôn ngữ viết linh hoạt.
Văn mẫu Phân tích ý nghĩa nhan đề Người cầm quyền khôi phục uy quyền
Ý nghĩa nhan đề Người cầm quyền khôi phục uy quyền ngắn gọn
Trong thành công của một tác phẩm văn học, bao gồm nhiều yếu tố nhưng yếu tố để gây cho độc giả ngay những giây phút tiếp xúc đầu tiên đó là nhan đề. Có những nhan đề mà khi người đọc chỉ mới thoáng nhận thấy đã khiến cho họ không kìm chế được mà cần khám phá ngay tác phẩm để hiểu được toàn bộ hàm súc của ấn tượng nhan đề ấy. Đó là những nhan đề không chỉ hay mà còn có giá trị tạo ấn tượng và truyền cảm hứng. Đọc đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” chính là một trong những đạn trích có nhan đề gây nhiều ấn tượng như vậy. Phải thấm nhuần đoạn trích mới thực sự hiểu được ý nghĩa của nhan đề này.
Cụm từ “người cầm quyền khôi phục uy quyền” đầu tiên là để chỉ Gia- ve. Trước đây khi làm chuyện xấu, ức hiếp Phăng- tin hắn đã bị Giăng Van- giăng khi đó là thị trưởng Ma- đơ- len trừng trị mà không dám có bất cứ hành động nào. Nhưng sau khi biết được ngày thị trưởng quyền uy ấy thực chất là Giăng Van- giăng, một tên tù bị tuy nã, Gia- ve không còn cớ gì để phải sợ một con người như thế trong khi hắn là đại diện cho chính quyền và thực sự có quyền nếu muốn bắt giữ Giăng Van- giăng. Vậy là hắn tới chỗ Giăng Van- giăng để thể hiện quyền uy và bắt giữ ông sau những lời quát nạt, vạch trần. Hắn là người có quyền và đã được khôi phục lại chức quyền chính thống của mình để trừng trị lại một tên tội đồ, không còn là kẻ lép vế trước quyền Giăng Van- giăng.
Nhưng đó mới chỉ là bề ngoài bởi, ở đoạn trích, có tận hai lần chức quyền được khôi phục. Giăng Van- giăng trước đó vì tự thú để cứu người mà bị Gia- ve đem người đến bắt giữ, ông biết mình không còn như trước nên vô cùng bình tĩnh, nhỏ nhẹ, không có ý kháng cự, mặc kệ cho tên Gia- ve hống hách ngang tàn. Cảnh tượng ấy đã khiến Phăng- tin chết một cách đột ngột trong đau đớn. Tuy là do bệnh tình lâu ngày nhưng nguyên nhân trực tiếp đó chính là do sự bất nhân tàn nhẫn của Gia- ve không chỉ từ trước mà ngay lúc này.
Uất hận trước cái chết của Phăng- tin, Giăng Van- giăng muốn đến bên người đàn bà khốn khổ ấy một chút nhưng Gia- ve không thôi tính tàn bạo, hung hăng. Giăng Van- giăng đi tới giật gãy chiếc giường cũ nát rồi cầm thanh sắt trừng mắt nhìn Gia- ve khiến cho bản tính hèn nhát trong con người hắn trỗi dậy, tuy bản thân là người quyền thế nhưng đứng trước uy thế của Giăng Van- giăng lại không dám làm gì, không khác trước kia là mấy.
Lúc bấy giờ, chính Giăng Van- giăng mới là người chủ động, người được khôi phục lại chức vị, chức vị của kẻ bề trên khiến cho kẻ dưới như Gia- ve không dám hành động lỗ mãn. Giăng Van- giăng dường như không còn là phạm nhân mà trở nên cao thượng biết mấy, trở thành người có uy quyền, có thể ra lệnh cho cả tên có quyền áp giải mình. Hình ảnh của Giăng Van- giăng thật uy phong đối nghịch hẳn với vẻ hèn nhát, thô bỉ của Gia- ve.
Một đoạn trích mà có tới hai lần hoán đổi vị trí của hai nhân vật nhưng đến cuối cùng, người cầm quyền vẫn là Giăng Van- giăng là sự khôi phục uy quyền của cái thiện, còn cái ác thì không bao giờ có thể tước quyền làm chủ của cái thiện.
Viết cho những năm đầu thế kỉ XIX nhưng cả thế kỉ nay, “Những người khốn khổ” của Vích- to Huy- gô đến nay vẫn nguyên giá trị bởi tài năng, nhân đạo và đặc biệt là vấn đề không bao giờ cũ mà ông đặt ra cho tác phẩm của mình. Đó là về những con người khốn khổ và một xã hội cần được thay đổi, đặc biệt là chiến thắng cuối cùng của cái thiện trên mọi mặt trận. Trong đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” điều này đã được thể hiện rất rõ khi dù ở bất cứ hoàn cảnh, địa vị nào, dù cái ác có thắng thế thì đến cuối cùng vẫn phải khuất phục trước hào quang của cái thiện.
Ý nghĩa nhan đề Người cầm quyền khôi phục uy quyền hay nhất
Một tác phẩm hay thì không chỉ thành công trong nội dung cũng như nghệ thuật mà còn ngay cả nhan đề cũng thấp thoáng những ý nghĩa rồi. Những nhà văn cũng rất rất trăn trở và mất khá nhiều suy nghĩ để có thể đặt tên cho đứa con tinh thần của mình. V. Huy- gô cũng vậy, ông tự đặt cho đoạn trích của mình là người cầm quyền khôi phục uy quyền trích từ tác phẩm lớn những người khốn khổ của ông. Có thể nói rằng nhan đề đoạn trích ấy mang một ý nghĩa rất lớn cần chúng ta phải đọc cả nội dung thì mới có thể hiểu thấu đáo được.
Xét nhan đề với nội dung của tác phẩm thì chúng ta không thể hiểu một cách bình thường qua câu chữ và nội dung nổi của tác phẩm được. Mà cái ý nghĩa nhan đề nó nầm ở phần chìm của đoạn trích ấy, nó buộc chúng ta phải suy nghĩ. Người cầm quyền và người khôi phục uy quyền ở đây có thể là giăng văn giăng nhưng lại cũng có thể là Gia ve.
Ta có thể nghĩ rằng giăng văn giăng là người cầm quyền và cuối cùng đã khôi phục được uy quyền của mình. Ông với vai thị trưởng Man đơ len và đúng là ông nắm trong tay rất nhiều quyền hành của mình. ông cao hơn hẳn so với Gia ve thế nhưng khi tên mật thám ấy phát hiện ông là một người tù khổ sai mạo danh của thị trưởng thì Giang văn giăng lại trở thành một cấp dưới thuộc quyền của Gia ve. Khi ấy giăng văn giăng đã không còn quyền hành gì cả.
Trong lúc Phăng tin nguy kịch giăng văn giăng đã mất hết quyền và chỉ mong rằng có thể giúp con người khốn khổ kia cho nên cái mà ông khôi phục uy quyền đó chính là hành động cầm thanh sắt và nói nhỏ vào tai Gia ve như muốn xin hắn để cho bà Phăng tin ra đi thanh thản. Hãy để cho con người ấy chết đi mà yên tâm rằng đứa con gái của bà sẽ được cứu thoát. Thế nhưng uy quyền ấy cũng chỉ được có trong chốc lát sau đó cũng đành nói “bây giờ tôi thuộc về anh” với Gia ve. Nói như thế chúng ta thấy được rằng giăng văn giăng lại mất quyền, và lần này là mất thật sự. Vậy là quyền lực ở đây là cái để định đoạn người khác theo pháp luật. Và xét theo pháp luật thì giăng văn giăng – một người tù khổ sai thì chẳng có tí quyền hành nào cả.
Còn Gia ve thì sao?. Hắn cũng đại diện cho quyền lực, cũng mất quyền và khôi phục quyền của mình. Hắn biết thị trưởng người trên hắn giống như người tù khổ sai giăng văn giăng nhưng hắn vẫn phải dè chừng. Khi phát hiện ra sự thật thì hắn không phục tùng lễ phép nữa hắn xông đến bệnh viện như một con thú dữ, cười tiếng cười gầm rú và làm cho bà Phăng tin khốn khổ chết đi. Thế nhưng hắn vẫn không mảy may ân hận hay cảm thấy tội lỗi mà vẫn sắc lạnh vói cái ánh mắt như móc câu. Và đến đây thì hắn lấy lại được uy quyền của mình đó là bắt giăng văn giăng đi.
Tuy nhiên ở đây khi nói về giăng văn giăng nhà văn lại dùng những câu văn, những tù ngữ rất hay rất đẹp. thể hiện con người ấy không giống với danh là người tù khổ sai mà là một người rất giàu tình thương và tình nhân ái. Còn nhắc đến con người đại diện cho pháp luật Gia ve kia thì tác giả lại miêu tả hắn giống như một con thú dữ với cái điệu cười như thú gầm ánh mắt thì như móc câu cứ như muốn ăn tươi nuốt sống con mồi. Vậy thì tại sao lại thế? Rõ ràng một người đại diện cho pháp luật thì hẳn phải tốt đẹp, người tù hẳn phải xấu xa chứ thế mà ở đây lại bị đảo ngược như vậy. Và qua nội dung đoạn trích thì ta thấy được nhân vật giăng văn giăng là nhân vật chính.
Ở đây ta còn thấy một ý nghĩa sâu xa khác mà chúng ta phải suy nghĩ. Đó chính là cái thiện và cái ác. Đối với giăng văn giăng thì anh đại diện cho cái thiện, anh là một người tù nhưng là do xã hội bất công gây nên. Anh luôn thương yêu những người trong xã hội. Anh sẵn sàng ăn trộm bánh ngọt cho em bé đói nghèo, anh đóng giả thị trưởng để đem đến niềm tin cho Phăng Tin. Còn Gia ve kia chính là cái ác. Hắn đai diện cho pháp luật nhưng tâm địa thì quả thật không khác nào một con thú. Và ở đây về bề nổi thì Gia ve đã lấy lại được quyền hành của mình mà bắt giăng văn giăng giải đi.
Thế nhưng cái mà tác giả muốn nói ở đây là sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác. Cái ác ấy tồn tại ngay trong chính pháp luật của xã hội, nên nó gây sự bất công cho những con người thuộc tầng lớp dưới xã hội. Cái ác ấy không bao giờ có thể thắng cái thiện được. Còn giăng văn giăng thì khác, cái thiện trong con người ấy đã thắng cái ác. Mặc cho hoàn cảnh anh đã làm cho người chết đi được nhắm mắt xuôi tay mà yên tâm.
Trái tim anh là một trái tim tràn đầy niềm yêu thương của con người. Và anh tuy mất quyền nhưng cái thiện trong anh chính là cái khôi phục quyền lực. Đó chính là cái quyền được yêu thương, hạnh phúc của con người chứ không phải quyền thị trưởng. trong xã hội bất công, trong hoàn cảnh éo le thì cái thiện luôn luôn tỏa sáng và giống như một ngọn đèn không bao giờ dập tắt – ngọn đèn của tình thương yêu con người.
Như vậy có thể nói rằng nhà văn đã thành công khi đặt nhan đề cho đoạn trích này. Với nhan đề ấy Huy Gô cũng mong muốn mọi người có cái nhìn thấu đáo hơn về cuộc sống. Trong xã hội bất công ấy, con người đã bị tước quyền công dân, quyền sống những kẻ ác độc thì lại nắm trong tay pháp luật uy quyền, những người khốn khổ thì không có một chút quyền hành nào. Thế nhưng cái thiện đã khôi phục quyền lực của mình mà tạo hóa đã ban cho. Đó la quyền lực về tình yêu thương của con người với con người. Và câu trả lời duy nhất đúng nhất người cầm quyền và khôi phục quyền chính là giăng văn giăng và cái thiện.
-----
Với những bài phân tích ý nghĩa nhan đề Người cầm quyền khôi phục uy quyền trên, hi vọng các em sẽ có những cảm nhận sâu sắc cho bản thân về cả đoạn trích và từng nhân vật trong đoạn trích này.