Cùng Đọc tài liệu đi vào chuẩn bị trước nội dung Giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 tập 1 Cánh diều: Viết: Tả cây cối trang 35, 36, 37 để có thể chuẩn bị sẵn sàng trước khi tới lớp các em nhé!
Bài học gồm các nội dung cần chuẩn bị trước như sau:
I. Nhận xét
Câu 1: Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:
Cây si
Cây si bao giờ cũng già hơn những cây khác, từ cây si cổ thụ bên giếng đầu làng đến cây si bé tí trong hòn non bộ của ông.
Rễ si làm thành bộ “râu” độc đáo của si. Bộ râu si rất rậm và dài. Những ngày sắp mua hoặc sau mưa, cây si lại càng già thêm vì râu cứ trắng ra. Cây si khác cây đa là những chòm râu ấy không thành những thân phụ, mà bao giờ cũng vẫn chỉ là bộ râu loà xoà. Còn cây đa, đến một ngày nào đó, có những râu sẽ ăn xuống đất, lồn lên, thành thân cây: một cây đa có khi có đến năm, sáu gốc.
Lá si tuy nhỏ nhưng nhiều nên bao giờ cũng cho bóng mát. Bước vào dưới bóng một cây si, sờ vào tùng chòm râu, ta cảm thấy mát rượi và quên ngay cái nắng gay gắt ngoài đường. Cây si không bao giờ rụng lá hàng loạt như cây bằng, cây sấu, cây xà cừ, cây xoan. Cây si già hơn những cây khác vì chòm râu nhưng cũng luôn trẻ hơn những cây khác vì xanh lá quanh năm.
Lá si tặng con người bóng mát, còn chòm râu thì để trẻ ngắm nghĩa mà nhớ đến ông nội, ông ngoại của mình, những người giả luôn yêu quý các em.
Theo BẰNG SƠN
a) Bài văn có mấy đoạn? Nêu nội dung của từng đoạn.
b) Cây si được miêu tả theo trình tự nào?
Trả lời:
a) Bài văn có 4 đoạn. Nội dung của từng đoạn là:
+ Đoạn 1: Nhận diện cây si so với những cây khác.
+ Đoạn 2: Giới thiệu và so sánh rễ cây si với rễ loài cây khác.
+ Đoạn 3: Giới thiệu lá si, so sánh lá của cây si với loài khác.
+ Đoạn 4: Lợi ích của lá si, rễ si với đời sống con người.
b) Cây si được miêu tả theo trình tự: Từ xa đến gần, từ dưới lên trên, từ lợi ích dễ nhìn thấy cho tới lợi ích nhân văn gắn với con người.
II. Bài học
Cấu tạo của bài văn tả cây cối
III. Luyện tập
Câu hỏi: Trình tự miêu tả trong bài văn sau có gì khác bài văn Cây si?
Cây bàng
Đối với Thuỷ, cây bàng này thật thân thiết. Mùa hè, hết tầng lá nọ đến tầng lá kia che kín không cho một tia nắng nhỏ rồi được xuống đất. Những cái lá to của nó toàn một màu xanh ngắt, màu xanh mát mẻ biết bao nhiêu!
Sang cuối thu, lá của nó ngả màu vàng tía, cái màu fía kì diệu ấy không thể thấy ở bất cứ một cây nào khác, càng nhìn càng thấy đẹp. Đỗ anh hoạ sĩ nào pha được đúng cái màu fía ấy của lá bàng cuối thu!
Qua mùa đông, cây bằng trụi không còn một lá, cành như khô lại, in trên nền trời đục. Trong những ngày rét nhất, đám cảnh trơ trụi đó như cố co mình lại để chịu cho được cái rét buốt của mùa đông. Thuỳ và các bạn thấy thương xót trong lòng, những cảnh trụi hết lá kia trơ trơ ngoài trời chắc là rét lắm!
Cho tới mùa xuân, chỉ một đêm thôi, chồi xanh li ti đã điểm kín cành to, cảnh nhỏ. Rồi từng ngày, từng ngày, những chồi xanh ấy lớn nhanh như thổi, mỗi ngày một khác, mỗi lúc một khác nữa kia. Mùa xuân của cây bàng cũng như tuổi thơ của nó vậy.
Theo ĐẢO VŨ
Trả lời:
Trình tự miêu tả trong bài văn trên khác bài văn Cây si ở chỗ: Miêu tả sự thay đổi của cây, đặc biệt là lá cây qua các mùa: mùa hè, mùa thu, mùa đông, mùa xuân.
-/-
Trên đây là toàn bộ nội dung Giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều tập 1 bài: Viết: Tả cây cối trang 35, 36, 37 mà các em cần chuẩn bị trước tại nhà. Chúc các em học tốt!
Đừng quên còn trọn bộ tài liệu Giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 đang đợi các em khám phá đấy!