Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về hình ảnh Hai cây phong

Xuất bản: 16/02/2023 - Tác giả:

Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về hình ảnh Hai cây phong, tổng hợp các mẫu đoạn văn hay hy vọng sẽ giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo và từ đó viết bài cảm nhận đủ ý hơn.

Nhà văn Ai-ma-tốp gợi lên cho người đọc về tình yêu quê hương giản dị mà sâu sắc thông qua hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích Hai cây phong. Đọc tài liệu tổng hợp một số đoạn văn nêu cảm nhận về hình ảnh hai cây phong, hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các em tham khảo.

Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về hình ảnh Hai cây phong

Đoạn văn 1

Đến với đoạn trích “Hai cây phong”, người đọc sẽ cảm thấy ấn tượng với hình ảnh trung tâm - hai cây phong. Hình ảnh này được hiện lên trong cảm nhận của nhân vật tôi. Vị trí của hai cây phong nằm ở giữa một ngọn đồi. Ai đi từ phía nào cũng đến làng cũng đều thấy chúng trước tiên, chúng hiện ra trước mắt như ngọn hải đăng trên núi. Nó trở thành dấu hiệu nhận biết của làng Ku-ku-rêu. Hai cây phong có một tiếng nói riêng, tâm hồn riêng chan chứa những lời ca êm dịu: ban ngày hay ban đêm đều rì rào với nhiều cung bậc khác nhau. Hai cây phong gắn bó với sự sống của con người: nơi bọn trẻ con trong làng mỗi dịp nghỉ hè “chạy ào lên phá tổ chim, hai cây phong khổng lồ lại nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền…”. Không chỉ vậy, hai cây phong gắn với kỉ niệm về thầy Đuy-sen, người đã vun trồng hy vọng, ước mơ cho những học trò ở nơi đây. Nhân vật tôi có một tình cảm gắn bó đặc biệt với hai cây phong. Có thể thấy, hai cây phong là biểu tượng của tình yêu quê hương sâu nặng, gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của nhân vật tôi.

Đoạn văn 2

Hình ảnh “hai cây phong” đã để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng mỗi người khi đọc đoạn trích này. Trong mạch kể chuyện của người kể chuyện xưng “tôi”, hình ảnh hai cây phong hiện lên chiếm vị trí trung tâm. Làng Ku-ku-rêu nằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đổ xuống. Phía trên làng giữa một ngọn đồi có hai cây phong lớn giống như những ngọn hải đăng được đặt trên núi. Hai cây phong có một tiếng nói riêng, tâm hồn riêng, chan chứa những lời êm dịu của ngôi làng. Hình ảnh này đã đã trở thành biểu tượng của làng Ku-ku-rêu. Và trong kí ức của nhân vật tôi, vào năm học cuối trước khi bắt đầu nghỉ hè đã có những kỉ niệm đẹp đẽ với hai cây phong. Đ ặc biệt, hai cây phong còn gợi nhớ về người thầy Đuy-sen, người đem đến niềm hy vọng, ước mơ cho những học trò của mình. Như vậy, hai cây phong là biểu tượng của tình yêu quê hương sâu nặng, gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của nhân vật tôi.

Đoạn văn 3

Dường như trên con đường trở về làng Ku-ku-rêu thân yêu của mình, tâm trí của người hoạ sĩ cứ dần chìm sâu vào kỉ niệm êm đềm về hai cây phong. Những kỉ niệm của thời thơ ấu với chúng bạn như được đánh thức. Tác giả vừa nhớ lại vừa kể, tả một cách rất cụ thể thấm đượm cảm xúc mến thương ngọt ngào. “Cứ mỗi lần chúng tôi reo hò, huýt còi ầm T chạy lên đồi là hai cây phong khổng lồ lại nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền”. Dường như ở đây có một mối giao cảm kì lạ và thiêng liêng. Hai cây phong như rất vui mừng chơi đùa với lũ trẻ. Trong những trò chơi đó, chúng cũng là những người bạn thân thiết và dịu hiền, che chở cho lũ trẻ. Hai cây phong như những người bạn lớn vô cùng thân thiết, bao dung, độ lượng và gắn bó với lũ trẻ trong làng. Còn lũ trẻ thì như những chú chim non ngây thơ, nghịch ngợm và ngộ nghĩnh, chơi đùa không biết mệt, không biết chán dưới gốc và trên hai cây phong đã thành cổ thụ. Hai cây phong quan trọng với lũ trẻ, với nhân vật xưng “tôi” không chỉ bởi chúng là người bạn cùng tham gia vào những trò chơi thú vị với bọn trẻ, mà dường như điều quan trọng hơn là chính hai cây phong đã mang lại cho chúng một thế giới khác, mở rộng tầm mắt chúng với những chân trời bao la. Từ trên cao ngất, phép thần thông mở ra trước mắt lũ trẻ những điều kì thú, “cả một thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng”. Đó là một thế giới vừa quen vừa lạ mà nếu đứng dưới gốc cây phong hay trên cánh thảo nguyên, chúng cũng không thể nào thấy được. Cảm giác choáng ngợp làm chúng sửng sốt, nín thở, quên đi cả việc làm chúng thích thú bậc nhất là bắt tổ chim. Tiếp theo là chuồng ngựa nông trang bây giờ bỗng nhỏ lại, thảo nguyên hoang vu mất hút trong sương mờ, dòng sông lấp lánh như một sợi chỉ bạc chạy tới chân trời… ở trên không, chúng mới cảm nhận được sự mênh mông, không cùng, quyến rũ và đầy bí ẩn của đất đai, bầu trời cảnh vật của quê hương đất nước. Hai cây phong đã thức dậy trong chúng những suy nghĩ mà có lẽ trước đó lũ trẻ tinh nghịch này chưa bao giờ nghĩ tới : “Đã phải đấy là nơi tận cùng thế giới chưa, hay phía sau vẫn còn có bầu trời như thế này, những đám mây, những đồng cỏ và sông ngòi như thế này ?”. Đó là những suy nghĩ sẽ là bệ đỡ, bệ phóng cho những ước mơ và khát vọng lần đầu thức tỉnh trong tâm hồn những đứa trẻ làng Ku-ku-rêu. Khát vọng đã vượt qua khỏi ngôi làng nhỏ bé, đến với những miền đất xa xôi của Tổ quốc. Chính hai cây phong đã đem chúng đến với thế giới mở đầy thú vị ấy. Hai cây phong sở dĩ trở nên đặc biệt, ngoài những lí do trên chủ yếu nó còn gắn với một người – nhân vật chính của câu chuyện – thầy giáo trường làng Đuy-sen – người thầy giáo đầu tiên có công xây dựng ngôi trường đầu tiên, xoá mù chữ cho lũ trẻ trong làng. Chính thầy đã đem hai cây phong về,’cùng với cô học trò nghèo khổ An-tư-nai trồng chúng. Hai cây phong chính là nhân chứng của câu chuyện xúc động về tình cảm của thầy trò An-tư-nai. Thầy Đuy-sen trồng hai cây phong để gửi gắm ước mơ, hi vọng những đứa trẻ nghèo khổ, thông minh, ham học như An-tư-nai sau này sẽ lớn lên, trưởng thành và bay xa, trở thành những người có ích. Hai cây phong được gửi gắm biết bao ước mơ và hi vọng về một thế hệ trẻ, thế hệ mới sẽ làm đổi thay cho làng Ku-ku-rêu. Với một tâm hồn giàu xúc cảm, với con mắt tinh tế của một hoạ sĩ, hai cây phong được khắc họa đậm nét và giàu chất tạo hình. Với cách kể chuyện đan xen, lồng ghép hai thời điểm, hiện tại – quá khứ, trưởng thành – niên thiếu câu chuyện trở nên sống động, thân mật, gần gũi, ấm áp và chân thật hơn đối với người đọc. Hai cây phong là góc trời của tuổi thơ, nuôi dưỡng tâm hồn nhân vật xưng “tôi” dù sau này anh không còn ở làng Ku-ku-rêu nữa. Chúng cũng chính là tiếng mời gọi thân thiết những đứa con xa quê trở về với ngôi làng nhỏ bé. Hai cây phong nhắc chúng ta đừng quên quá khứ tuổi thơ, đừng bao giờ quên công ơn và tình cảm của người thầy giáo đầu tiên của cuộc đời mình.

Tham khảo thêm: Cảm nhận của em về đoạn trích Hai cây phong

Đoạn văn 4

Dường như trên con đường trở về làng Ku-ku-rêu thân yêu của mình, tâm trí của người hoạ sĩ cứ dần chìm sâu vào kỉ niệm êm đềm về hai cây phong. Những kỉ niệm của thời thơ ấu với chúng bạn như được đánh thức. Tác giả vừa nhớ lại vừa kể, tả một cách rất cụ thể thấm đượm cảm xúc mến thương ngọt ngào. “Cứ mỗi lần chúng tôi reo hò, huýt còi ầm T chạy lên đồi là hai cây phong khổng lồ lại nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền”. Dường như ở đây có một mối giao cảm kì lạ và thiêng liêng. Hai cây phong như rất vui mừng chơi đùa với lũ trẻ. Trong những trò chơi đó, chúng cũng là những người bạn thân thiết và dịu hiền, che chở cho lũ trẻ. Hai cây phong như những người bạn lớn vô cùng thân thiết, bao dung, độ lượng và gắn bó với lũ trẻ trong làng. Còn lũ trẻ thì như những chú chim non ngây thơ, nghịch ngợm và ngộ nghĩnh, chơi đùa không biết mệt, không biết chán dưới gốc và trên hai cây phong đã thành cổ thụ. Hai cây phong quan trọng với lũ trẻ, với nhân vật xưng “tôi” không chỉ bởi chúng là người bạn cùng tham gia vào những trò chơi thú vị với bọn trẻ, mà dường như điều quan trọng hơn là chính hai cây phong đã mang lại cho chúng một thế giới khác, mở rộng tầm mắt chúng với những chân trời bao la. Từ trên cao ngất, phép thần thông mở ra trước mắt lũ trẻ những điều kì thú, “cả một thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng”. Đó là một thế giới vừa quen vừa lạ mà nếu đứng dưới gốc cây phong hay trên cánh thảo nguyên, chúng cũng không thể nào thấy được. Cảm giác choáng ngợp làm chúng sửng sốt, nín thở, quên đi cả việc làm chúng thích thú bậc nhất là bắt tổ chim. Tiếp theo là chuồng ngựa nông trang bây giờ bỗng nhỏ lại, thảo nguyên hoang vu mất hút trong sương mờ, dòng sông lấp lánh như một sợi chỉ bạc chạy tới chân trời… ở trên không, chúng mới cảm nhận được sự mênh mông, không cùng, quyến rũ và đầy bí ẩn của đất đai, bầu trời cảnh vật của quê hương đất nước. Hai cây phong đã thức dậy trong chúng những suy nghĩ mà có lẽ trước đó lũ trẻ tinh nghịch này chưa bao giờ nghĩ tới : “Đã phải đấy là nơi tận cùng thế giới chưa, hay phía sau vẫn còn có bầu trời như thế này, những đám mây, những đồng cỏ và sông ngòi như thế này ?”. Đó là những suy nghĩ sẽ là bệ đỡ, bệ phóng cho những ước mơ và khát vọng lần đầu thức tỉnh trong tâm hồn những đứa trẻ làng Ku-ku-rêu. Khát vọng đã vượt qua khỏi ngôi làng nhỏ bé, đến với những miền đất xa xôi của Tổ quốc. Chính hai cây phong đã đem chúng đến với thế giới mở đầy thú vị ấy. Hai cây phong sở dĩ trở nên đặc biệt, ngoài những lí do trên chủ yếu nó còn gắn với một người – nhân vật chính của câu chuyện – thầy giáo trường làng Đuy-sen – người thầy giáo đầu tiên có công xây dựng ngôi trường đầu tiên, xoá mù chữ cho lũ trẻ trong làng. Chính thầy đã đem hai cây phong về,’cùng với cô học trò nghèo khổ An-tư-nai trồng chúng. Hai cây phong chính là nhân chứng của câu chuyện xúc động về tình cảm của thầy trò An-tư-nai. Thầy Đuy-sen trồng hai cây phong để gửi gắm ước mơ, hi vọng những đứa trẻ nghèo khổ, thông minh, ham học như An-tư-nai sau này sẽ lớn lên, trưởng thành và bay xa, trở thành những người có ích. Hai cây phong được gửi gắm biết bao ước mơ và hi vọng về một thế hệ trẻ, thế hệ mới sẽ làm đổi thay cho làng Ku-ku-rêu. Với một tâm hồn giàu xúc cảm, với con mắt tinh tế của một hoạ sĩ, hai cây phong được khắc họa đậm nét và giàu chất tạo hình. Với cách kể chuyện đan xen, lồng ghép hai thời điểm, hiện tại – quá khứ, trưởng thành – niên thiếu câu chuyện trở nên sống động, thân mật, gần gũi, ấm áp và chân thật hơn đối với người đọc. Hai cây phong là góc trời của tuổi thơ, nuôi dưỡng tâm hồn nhân vật xưng “tôi” dù sau này anh không còn ở làng Ku-ku-rêu nữa. Chúng cũng chính là tiếng mời gọi thân thiết những đứa con xa quê trở về với ngôi làng nhỏ bé. Hai cây phong nhắc chúng ta đừng quên quá khứ tuổi thơ, đừng bao giờ quên công ơn và tình cảm của người thầy giáo đầu tiên của cuộc đời mình.

-/-

Chúc các em học tốt Ngữ Văn 6 với tài liệu trên cùng những bài văn mẫu lớp 6 mà Đọc tài liệu đã chọn lọc và tổng hợp để gửi tới các em.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM