"Thần Trụ Trời" là một nhân vật thần thoại, người đã tạo nên trời và đất. Với việc phân tích nhân vật này, các em sẽ hiểu rõ hơn về truyện thần thoại. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết phân tích nhân vật Thần Trụ Trời:
Dàn ý đoạn văn phân tích nhân vật Thần Trụ Trời
1. Mở đoạn
- Giới thiệu nhân vật thần thoại Thần Trụ Trời.
2. Thân đoạn
- Đặc điểm nổi bật của nhân vật.
+ Tính cách
+ Ngoại hình
+ Tài năng
+ Phẩm chất
3. Kết đoạn
- Khẳng định lại vẻ đẹp của nhân vật
6 Mẫu đoạn văn phân tích nhân vật Thần Trụ Trời
Tham khảo thêm: Tóm tắt truyện Thần Trụ trời để ghi nhớ nội dung chính của truyện, từ đó viết tốt đoạn văn phân tích nhân vật.
Viết đoạn văn phân tích nhân vật Thần Trụ Trời - Mẫu 1
"Thần Trụ trời" kể về thần Thần Trụ trời với sức mạnh phi thường đã phân chia bầu trời và mặt đất, dùng đất đá tạo nên núi, đảo,.. Qua đó, câu chuyện đã giải thích nguồn gốc của sự hình thành các sự vật trong tự nhiên một cách sáng tạo. Mọi chi tiết kể và tả Thần Trụ Trời đều gợi những vòng hào quang, điểm tô tính chất kỳ là, phi thường của nhân vật, thần thoại. Truyện đã nhân cách hoá vũ trụ thành một vị thần. Hình dạng Thần trụ Trời được phóng đại tới kích thước khổng lồ. Những kích thước bình thường không thể miêu tả nổi. Lấy sự đồ sộ, hùng vĩ của thiên nhiên cũng không sánh được: “Thần cao lớn vô cùng, chân dài không sao tả xiết, mổi bước đi là băng từ vùng nầy qua vùng khác, vượt từ núi nầy sang núi kia”. Lan toả khắc các chi tiết nầy là sự ngưỡng mộ cảm phục. Nhân dân tin rằng, con người đạt được những chiến công khổng lồ thì cũng phải khổng lồ từ thể xác tầm vóc. Công việc, Thần làm rất lạ lùng: đội trời lên, đưa cột cao to chống trời, phá cột chống trời, tạo ra núi sông biển cả. Đấy là những công việc qui mô vĩ đại, tạo thiên lập địa, xây dựng cỏi thế gian đúng theo quan niệm về vũ trụ (Trời tròn, đất vuông) của người xưa. Thần xuất hiện như một người lao dộng miệt mài, với những công việc, bản tính rất quen thuộc của người lao động: Đào đâùt, khuân đá, đắp cột, hì hục đào đắp. Hình tượng thần là hình tượng liên tục lao động để liên tục sáng tạo. Kì tích, kết quả lao động của Thần đọng lại ở hình ảnh rất kì vĩ, nên thơ: “Cột đắp nên cao, chừng nào thì trời như tấm màn rộng mênh mông được nâng lên chừng ấy. Cột đắp cứ cao dần, cao dần và đầy vòm trời lên tận mây xanh” Hình ảnh đã khái quát công sức chiếc công lao động của Thần. Công sức chiến công ấy cao lớn, bao la như bầu trời, phải lấy trời đất thăm thẳm, mênh mông, vĩnh hằng mới đo được. Và như thế, hình ảnh, bầu trời, mặt đâùt, biển cả trong truyện cũng chính là sự bất tử hoá vị Thần đã tạo dựng ra thế giới. Chiếc công của thần – nhân dân kể – còn được trạm khắc vào hình dáng núi sông, dó là vết tích núi Yên Phụ ở tỉnh Hải Hưng ngày nay. Chuyện đắp cột chống trời thì rất hoang đường nhưng núi Yên Phụ thì có thật. Vết tích núi Yên Phụ được đưa vào truyện dường như muốn làm cho nọi người tin sự tích của Thần Trụ Trời. Như thế, Thần Trụ Trời, qua nghệ thuật hư cấu, phóng đại của thần thoại, là vị Thần khởi thuỷ của Bách thần, có hình dạng, có sức mạnh, tài năng tuyệt vời, công lao bao trùm cả trời đất và muôn loài. Tuy còn đơn giản nhưng hình tượng của Thần Trụ Trời vẫn để lại cho các thế hệ sau nhiều ấn tượng về vẽ đẹp huyền ảo, kì vĩ. Phải chăng, từ hình tượng này, người đời sau đã có thành ngữ “đội trời, đạp đất” để nói về những con người sức mạnh phi thường, kì lạ, anh hùng.
Tham khảo thêm: Đoạn văn suy nghĩ về truyện Thần trụ trời
Viết đoạn văn phân tích nhân vật Thần Trụ Trời - Mẫu 2
Thần Trụ Trời là câu chuyện kể về quá trình tạo nên vạn vật trên trái đất của Thần Trụ Trời. Ban đầu, khi thế giới vẫn còn hoang sơ, đó là thời gian vô cùng xa xôi mà chẳng ai biết được. Thần Trụ Trời xuất hiện trong hoàn cảnh đó. Thần xây cột tách trời với đất, lại đạp vỡ nó tạo ra những nùi đồi, sông, biển,… Đó chính là thời gian mà nhiều người sau này gọi bằng cái tên “khai thiên lập địa”. Thần Trụ Trời được tác giả xây dựng thông qua hai phần là hình dáng và công việc của người. Thần được miêu tả là có vẻ ngoài vô cùng to lớn, thậm chí một khoảng không còn chật chội vì sự xuất hiện của thần. “Thần cao lớn vô cùng, chân dài không sao tả xiết, mỗi bước đi là băng từ vùng này qua vùng khác, vượt từ núi này sang núi kia”. Hình ảnh vị thần được các tác giả dân gian dùng phép phóng đại để miêu tả về một con người mang trong mình sức mạnh phi phàm và tầm vóc vĩ đại. Thông qua hình ảnh này, người sáng tác cũng thể hiện được ước mơ của nhân dân thời đó, mong muốn sức mạnh có thể đứng trên cả thiên nhiên. Sau khi xuất hiện, vị thần ấy có lẽ cũng cảm thấy đơn độc. Người được tác giả miêu tả ngồi lặng đi rất lâu, sau đó mới nhìn lên như cảm nhận được gì và bắt đầu làm việc. Về công việc của Thần Trụ Trời, người thực hiện những công việc trái ngược khiến người đọc khá khó hiểu. Thần xây cột đá chống trời, nhưng lại phá nó đi để tạo thành núi đá, sông và biển. Có lẽ đó chĩnh là một nét tương phản trong chính con người của vị thần, bởi giữa không gian rộng lớn chỉ có sự cô đơn làm bạn. Những công việc của Thần đều mang quy mô, tầm cỡ rộng lớn. Mà những công việc đó, ngày xưa và đến cả ngày nay, con người cũng chưa thể làm được. Thần còn được miêu tả rõ hơn về khi làm việc: “khuân đá, đắp cột, hì hục đào đắp”. Đó như một người công nhân chăm chỉ, sáng tạo. Kết quả của tất cả những việc làm ấy chính là bầu trời được tách ra khỏi mặt đất, đồi núi, sông biển bắt đầu xuất hiện. Từ đây, ta cũng có thể thấy được sức mạnh phi thường mà người xưa ao ước giấu trong sức mạnh của vị thần dũng mãnh. Thần Trụ Trời chỉ là một trong những giả thiết có phần hư cấu của nhân dân lao động, thể hiện khát khao, ước mơ của người xưa và đề cao trí tưởng tượng của con người. Thông qua hình ảnh thần Trụ Trời, tác giả còn bày tỏ sự ngưỡng mộ đến những người nông dấn đã tạo ra được những hình ảnh như hiện nay.
Viết đoạn văn phân tích nhân vật Thần Trụ Trời - Mẫu 3
Trong vô số những nhân vật thần thoại Việt Nam, em yêu thích nhất là nhân vật Thần Trụ Trời. Thần Trụ Trời là một người rất có trách nhiệm. Bởi hành động làm nên trời đất, xây cột trụ để ngăn cách trời không phải một một lần là được, hành động cho thấy thần có trách nhiệm với công việc do mình lựa chọn. Nếu người có một thói lười biếng hay thì đã không chọn công việc nặng nhọc như vậy rồi. Tiếp theo là tính kiên trì, tính kiên trì thể hiện khá rõ nét qua những việc người đã làm. Công việc xây dựng trời đất phải trải qua rất nhiều giai đoạn khó khăn mới thành công được. Và để thành công thì kiên trì là thứ không thể thiếu được, thần trụ trời cũng không ngoại lệ. Cuối cùng là sự mạnh mẽ và chín chắn đã được thể hiện qua nhều chi tiết khi ngài đã đập chiếc cột do mình bỏ bao công sức xây dựng để tạo nên những hòn núi chót vót và những đồng bằng, cao nguyên. Sự chín chắn thể hiện qua việc phân chia vai chò cho nhiều vị thần khác về công việc họ cần làm và nên làm.
Viết đoạn văn phân tích nhân vật Thần Trụ Trời - Mẫu 4
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, em ấn tượng nhất với nhân vật thần Trụ Trời. Thần Trụ Trời có thân hình vô cùng to lớn. Vào buổi sơ khai, khi trời đất chỉ là một đám hỗn độn, chưa có muôn vật và loài người, thần đã dùng đầu đội trời rồi lấy tay đào đất đắp thành cột to, cao chống trời. Khi trời đã cao vừa ý và khô cứng, thần lại phá cột, ném đất đá đi khắp nơi tạo thành nhiều bề mặt khác nhau như sông, hồ, núi, cao nguyên, đồi,.... Câu chuyện về thần Trụ Trời đã cho em hiểu thêm về cách người xưa lý giải về sự phân chia trời đất và quá trình hình thành các dạng bề mặt địa hình khác nhau.
Tham khảo thêm: Kể sáng tạo truyện Thần Trụ Trời
Viết đoạn văn phân tích nhân vật Thần Trụ Trời - Mẫu 5
Trong số vô số nhân vật thần thoại Việt Nam, nhân vật mà em yêu thích nhất là Thần Trụ Trời. Thần Trụ Trời là một người rất có trách nhiệm. Bằng việc thực hiện những hành động để tạo ra trời đất và xây dựng các cột trụ để giữ cho trời không bị sụp đổ, Thần Trụ Trời đã chứng tỏ sự trách nhiệm của mình đối với công việc mà ngài đã lựa chọn. Nếu ngài không có ý chí và kiên nhẫn, ngài đã không chọn một công việc khó khăn như vậy. Việc xây dựng trời đất là một quá trình gian khổ và đầy thử thách. Để thành công, sự kiên nhẫn là điều không thể thiếu, và Thần Trụ Trời không phải là ngoại lệ. Cuối cùng, sự mạnh mẽ và quyết đoán của Thần Trụ Trời được thể hiện thông qua nhiều chi tiết, ví dụ như việc ngài phá đi những cột mà ngài đã xây dựng với rất nhiều công sức để tạo ra những ngọn núi và đồng bằng cao nguyên. Sự quyết đoán này cũng được thể hiện qua việc ngài phân công các vị thần khác với vai trò và công việc mà họ cần phải làm.
Viết đoạn văn phân tích nhân vật Thần Trụ Trời - Mẫu 6
Trong những tác phẩm văn học dân gian Việt Nam, em ấn tượng nhất với nhân vật Thần Trụ Trời. Thần Trụ Trời có hình dáng vô cùng to lớn. Trong thời kỳ ban đầu, khi trời đất chỉ là một sự hỗn loạn, chưa có sự hiện diện của các vật thể và con người, Thần Trụ Trời đã đặt đầu mình lên trời và dùng tay đào đất để tạo ra cột lớn, cao nhằm chống lại bầu trời. Khi trời đã đạt đến độ cao và cứng như ý, Thần Trụ Trời lại phá đi những cột đó và ném đất và đá khắp nơi, tạo thành những đặc điểm khác nhau như sông, hồ, núi, cao nguyên, đồi,... Câu chuyện về Thần Trụ Trời đã giúp em hiểu thêm về cách người xưa giải thích về sự chia cắt giữa trời và đất cũng như quá trình hình thành các địa hình đa dạng.
-/-
Trên đây là những đoạn văn mẫu của đề bài "Viết đoạn văn phân tích nhân vật Thần Trụ Trời" mà Đọc tài liệu tổng hợp giúp các em nắm được nội dung chính của tác phẩm. Cùng với trọn bộ văn mẫu lớp 10 là những tài liệu hữu ích giúp các em học tốt Ngữ Văn 10!