Hướng dẫn lập dàn ý chi tiết và tổng hợp một số bài văn mẫu giúp học sinh dễ dàng hơn trong viết bài văn cảm nhận về nhân vật Dagny trong văn bản Lẵng quả thông
Dàn ý cảm nhận về nhân vật Dagny
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu khái quát về nhân vật Dagny
2. Thân bài
a. Ngoại hình của Dagny:
- Khuôn mặt trắng xanh nghiêm nghị
- Hai bím tóc dài, màu vàng.
b. Hành động, cảm xúc:
- Hành động, cảm xúc của Dagny trong quá trình lắng nghe bản nhạc mà nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ric viết tặng cô:
+ Bản nhạc gợi lên trong lòng cô một nỗi xốn xang kì lạ
+ Âm thanh gợi lên trong tâm trí cô bao nhiêu hình ảnh giống như trong giấc mơ.
+ Cô giật mình ngước mắt lên khi người dẫn chương trình gọi tên cô.
+ Dagny thở một hơi dài đến nỗi ngực hơi đau.
+ Dagny khóc không giấu giếm những giọt lệ biết ơn
+ Cô cúi xuống và áp mặt vào hai bàn tay vì không ngăn được ngước mắt.
+ Trong lòng ào ạt cơn bão, Dagny khóc không cần giấu ai nữa.
- Hành động, ý nghĩ, tâm trạng Dagny sau khi nghe bản nhạc: Dagny đứng dậy và bước nhanh ra khỏi công viên và nghĩ nếu bác ở đây cô sẽ ôm bác thật chặt, cô đi ra bở biển và cảm giác về cái đẹp của thế giới đã xâm chiếm cơ thể cô.
⇒ nhận xét: Dagny là cô gái có tâm hồn trong sáng, giàu cảm xúc, nhân hậu, giàu lòng biết ơn.
3. Kết bài: Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn Đa-ni.
Đoạn văn cảm nhận nhân vật Dagny trong Lẵng quả thông
Từ dàn ý chi tiết trên và phần Tóm tắt Lẵng quả thông các em đã nắm được những ý chính cần có trong bài văn của mình. Để có thêm nhiều ý văn hay, và câu từ chọn lọc hơn, hãy tham khảo những đoạn văn mẫu dưới đây:
Viết đoạn văn cảm nhận nhân vật Dagny trong Lẵng quả thông - Mẫu 1
Câu chuyện về món quà âm nhạc Eđua Grigơ tặng cô bé Dagny còn mang đến những xúc cảm thẩm mĩ cao đẹp về tình người. Việc một nhạc sĩ nổi tiếng dành thời gian và tâm huyết để sáng tác bản giao hưởng tặng cô bé tình cờ gặp gỡ đã cho thấy sự hào hiệp, vô tư trong sáng tạo nghệ thuật. Grigơ hứa tặng Dagny một món quà khi em mười tám tuổi, bởi ông biết, lúc đó Dagny mới đủ trưởng thành để thẩm thấu vẻ đẹp của nhạc phẩm: tuổi thơ hồn nhiên, vẻ đẹp nơi miền quê và cuộc sống, những khát khao về tình yêu và hạnh phúc tuổi trẻ... Bản nhạc - món quà cho tương lai - còn là thông điệp về niềm tin yêu con người, yêu tin cuộc đời, về một thái độ sống đẹp. Với nhân vật người nhạc sĩ già, nhà văn Paustovsky đã giúp độc giả hiểu được ý nghĩa cao quý của việc cho đi mà không đòi trả lại, biết sống không vô ích.
Bản nhạc dành cho Dagny đã thắp lên ngọn lửa tình yêu cuộc sống trong trái tim mỗi người. Khi sáng tác, Grigơ tưởng tượng ra hình ảnh cô gái mắt xanh chạy đến, nghẹn ngào thầm thì cảm ơn ông, nhưng có lẽ, ông không ngờ nhạc phẩm của mình có thể thay đổi tâm hồn Dagny. Trước khi nghe bản nhạc, Dagny là cô gái đa sầu đa cảm, tin những gì trên sân khấu là sự thật ở đời và nghĩ đến một tương lai tẻ nhạt: một người chồng chân thật nhưng đáng ngán, keo kiệt; một chân bán hàng tạp hóa trong làng; một việc làm ở hãng tàu biển… Bản giao hưởng của Grigơ đã đổi thay tất cả: trái tim Đanhi bừng sáng, cô nhận ra giá trị của bản thân (là mặt trời, là ánh lấp lánh của bình minh, là đêm trắng huyền ảo, tâm hồn hương ngát mùa xuân…), nhận ra niềm hạnh phúc lớn lao của tuổi trẻ và tin tưởng cuộc đời thật là kì diệu và tuyệt đẹp. Trước biển, Dagny đã thốt lên: “Đời ơi…! Ta yêu Người” và cười, tiếng cười hạnh phúc. Khi cảm nhận được giá trị của bản thân và cái đẹp của cuộc sống, cuộc đời của Dagny “sẽ không đi qua vô ích”.
Viết đoạn văn cảm nhận nhân vật Dagny trong Lẵng quả thông - Mẫu 2
Nếu bạn đã từng đọc “Lẵng quả thông” - thiên truyện nổi tiếng của nhà văn Nga Konstantin Paustovsky, hẳn sẽ không thể quên được nhân vật nhà soạn nhạc Edvard Grieg và bản nhạc tuyệt vời mà ông viết tặng Đanhi, cô con gái một người gác rừng, nhân dịp cô tròn 18 tuổi.
Dagny là cô bé có vẻ đẹp trong sáng tựa thiên thần, cô bé có đôi bím tóc nhỏ xíu, con ông gác rừng. Thuở nhỏ, trong cuộc nói chuyện với người nhạc sĩ già lạ mặt, vẻ đẹp trong sáng của cô bé nhỏ đã thôi thúc nhà soạn nhạc lớn tuổi ấy hoàn thành món quà cho cô bé. Vẻ đẹp tâm hồn của Dagny được nuôi dưỡng và lớn dần theo thời gian để rồi sau mười tám năm, trở thành một thiếu nữ, Đanhi lại là một cô gái nhạy cảm, đa sầu đa cảm. Chẳng thế mà sau những buổi xem kịch, "Đanhi thường thao thức mãi không ngủ được và đôi khi lại cứ nằm trên giường mà khóc". Rồi đến khi vô tình nhận được món quà của người nhạc sĩ năm xưa, trong lòng cô ấy dấy lên biết bao những nối niềm khôn tả. Có sự ngạc nhiên sững sờ. Có niềm vui sướng hạnh phúc. Có cả những nhớ thương kỉ niệm ấu thơ và những hình ảnh thân thương của quê hương: "Núi đồi của nàng, tiếng tù và, tiếng sóng biển quê nàng" - tâm hồn Nga dù đi đâu họ cũng luôn hướng về quê hương yêu dấu của mình. Tất cả trào lên khiến cô không cầm được nước mắt. Đanhi khóc, không giấu giếm những giọt lệ biết ơn. Cô nghe thấy trong đó tiếng gọi, tiếng thúc giục và cô cảm thấy yêu đời yêu cuộc sống này hơn.
Như cô bé Dagny trong câu chuyện, chỉ là một bản nhạc, không có giá trị cao sang hay vật chất nhưng từng đó đủ khiến tâm hồn cô hạnh phúc và tràn ngập năng lượng tích cực. Con người rồi cũng sẽ trở về với cát bụi, với đất mẹ nhưng quan trọng là sự sẻ chia, giúp đỡ của họ với người khác thì sẽ còn mãi. chẳng gì có thể ngăn được những hành động xuất phát từ đáy lòng cảm thông, từ trái tim thổn thức. Đó còn là lòng nhân ái, là truyền thống tốt đẹp của đất nước ta từ nhiều đời nay, những truyền thống ấy vẫn tồn tại và không ngừng phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau. Vì vậy hãy cho đi để đời mãi đẹp tươi.
Viết đoạn văn cảm nhận nhân vật Dagny trong Lẵng quả thông - Mẫu 3
Nhân vật Dagny trong văn bản "Lẵng quả thông" là nhân vật để lại trong em nhiều ấn tượng và bài học về cách cho và nhận trong cuộc sống. Dagny là cô bé có vẻ đẹp trong sáng tựa thiên thần, cô bé có đôi bím tóc nhỏ xíu, con ông gác rừng. Thuở nhỏ, trong cuộc nói chuyện với người nhạc sĩ già lạ mặt, vẻ đẹp trong sáng của cô bé nhỏ đã thôi thúc nhà soạn nhạc lớn tuổi ấy hoàn thành món quà cho cô bé. Vẻ đẹp tâm hồn của Dagny được nuôi dưỡng và lớn dần theo thời gian để rồi sau mười tám năm, trở thành một thiếu nữ, Đanhi lại là một cô gái nhạy cảm, đa sầu đa cảm. Chẳng thế mà sau những buổi xem kịch, "Đanhi thường thao thức mãi không ngủ được và đôi khi lại cứ nằm trên giường mà khóc". Rồi đến khi vô tình nhận được món quà của người nhạc sĩ năm xưa, trong lòng cô ấy dấy lên biết bao những nối niềm khôn tả. Có sự ngạc nhiên sững sờ. Có niềm vui sướng hạnh phúc. Có cả những nhớ thương kỉ niệm ấu thơ và những hình ảnh thân thương của quê hương: "Núi đồi của nàng, tiếng tù và, tiếng sóng biển quê nàng" - tâm hồn Nga dù đi đâu họ cũng luôn hướng về quê hương yêu dấu của mình. Tất cả trào lên khiến cô không cầm được nước mắt. Đanhi khóc, không giấu giếm những giọt lệ biết ơn. Cô nghe thấy trong đó tiếng gọi, tiếng thúc giục và cô cảm thấy yêu đời yêu cuộc sống này hơn. Có thể nói hình tượng Đanhi là một biểu tượng đẹp cho vẻ đẹp trong sáng của tâm hồn Nga.
-/-
Trên đây là các mẫu Viết đoạn văn cảm nhận nhân vật Dagny trong Lẵng quả thông do Đọc tài liệu tổng hợp. Hy vọng với nội dung này cùng những bài văn mẫu lớp 6 sẽ là tài liệu đồng hành hữu ích giúp các em học tốt Ngữ Văn 6