Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

Xuất bản: 11/08/2022 - Tác giả:

Soạn bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm trang 87 SGK ngữ văn 10 tập 1 sách Kết nối tri thức.

Cùng Đọc tài liệu xem chi tiết phần Viết của Bài 3: Nghệ thuật thuyết phục trong văn nghị luận SGK ngữ văn 10 tập 1 sách Kết nối tri thức

Soạn bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

Phân tích bài viết tham khảo

Điện thoại thông minh và người dùng, ai là ông chủ?

- Luận điểm 1: Nêu thói quen cần từ bỏ

- Luận điểm 2: Bày tỏ thái độ cảm thông, hiểu biết, chia sẻ để gây thiện cảm hay tạo nên ấn tượng tích cực cho đối tượng được thuyết phục.

- Luận điểm 3: Chỉ ra các biểu hiện của thói quen cần từ bỏ và phân tích mặt tiêu cực của thói quen đó.

- Luận điểm 4: Bày tỏ tinh thần sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ của mình đối với người được thuyết phục

- Luận điểm 5: Khái quát lại vấn đề, nâng lên thành bài học nhận thức, ứng xử.

Trả lời câu hỏi trang 90

Câu 1. Từ những gì do bài viết tham khảo gợi lên, theo bạn, muốn thực sự thuyết phục được người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm, người viết phải đặc biệt lưu ý những điểm gì?

Trả lời:

Những điểm cần lưu ý:

- Cần đưa ra những luận điểm, luận cứ xác đáng, mạch lạc và có sự logic.

- Đưa ra các lí lẽ, bằng chứng chính xác và phải có sức thuyết phục với người khác.

- Giọng điệu, câu văn cần rõ ràng, ngắn gọn mà dễ hiểu, tạo sự hứng thú với người đọc, người nghe.

Câu 2. Vị thế của người thuyết trình có cần được thể hiện không? Nếu có nên thể hiện như thế nào?

Trả lời:

- Vị thế của người thuyết trình cần được thể hiện trong bài viết để nâng cao sức thuyết phục với người khác.

- Vị thế của người thuyết trình:

+ Là người từng bị nhiễm những thói quen xấu, thể hiện quan điểm của chính bản thân, có thể tăng thêm sức tin tưởng với người khác.

+ Là người ngoài cuộc, từng chứng kiến, tiếp xúc với những người có thói quen không tốt, nêu quan điểm và đưa ra những bằng chứng xác đáng, tạo sự hứng thú, sức thuyết phục với người khác.

Câu 3. Khi triển khai nội dung thuyết phục, việc suy đoán về những lí lẽ phản bác của người được thuyết phục có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Ý nghĩa của việc suy đoán những lí lẽ phản bác của người được thuyết trình:

- Dự kiến được những lí lẽ phản bác được đưa ra, kiểm soát quá trình thuyết phục một cách tốt nhất.

- Người thuyết trình có thể kịp thời đưa ra những dẫn chứng làm rõ hơn về luận điểm của mình, phản bác lại lí lẽ của người được thuyết phục.

- Tránh sự mất bình tĩnh, bối rối khi bị người được thuyết phục phản bác.

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời các câu hỏi trong phần Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm trang 87, 88, 89 sách Kết nối tri thức ngữ văn 10 tập 1, đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn Văn 10 Kết nối tri thức!

- Tổng hợp các tài liệu và bài học soạn văn 10 mới -

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM