Vì sao bát cháo ăn dở lại thường bị vữa, nhai cơm lâu trong

Xuất bản: 13/01/2023 - Tác giả:

Vì sao bát cháo ăn dở lại thường bị vữa, nhai cơm lâu trong miệng thường cảm thấy ngọt, Câu d trang 95 SGK Sinh học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống.

Hướng dẫn giải câu d trang 95 SGK Sinh 10 thuộc Bài 15. Thí nghiệm ảnh hưởng của một số yếu tố đến hoạt tính enzyme và kiểm tra hoạt tính của enzyme amylase - Phần một - Chương 4: Chuyển hóa năng lượng trong tế bào - SGK Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống.

Câu hỏi

Vì sao bát cháo ăn dở lại thường bị vữa, nhai cơm lâu trong miệng thường cảm thấy ngọt.

Trả lời

Bát cháo ăn dở lại thường bị vữa, nhai cơm lâu trong miệng thường cảm thấy ngọt là do:

- Trong nước bọt của người có enzyme amylase giúp phân giải tinh bột thành đường đơn.

- Trong bát cháo ăn dở đã có nước bọt của người và do đó có enzyme amylase phân giải tinh bột trong cháo, làm cháo bị vữa.

- Nhai cơm trong miệng lâu thì sẽ tạo thời gian cho amylase phân giải tinh bột thành đường đơn glucose. Glucose có vị ngọt nên ta sẽ cảm thấy ngọt.

-/-

Trên đây là hướng dẫn giải câu d trang 95 SGK Sinh 10 Kết nối tri thức:"Vì sao bát cháo ăn dở lại thường bị vữa, nhai cơm lâu trong miệng thường cảm thấy ngọt.". Đừng quên tham khảo thêm các câu hỏi trong trọn bộ Giải sinh 10 Kết nối tri thức với cuộc sống mà chúng tôi đã tổng hợp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM