Cùng Đọc tài liệu trả lời câu hỏi trong nội dung phần CÂU HỎI ĐỌC HIỂU Soạn bài Mây và sóng SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều, giúp các em chuẩn bị tốt soạn văn 7 trước khi tới lớp.
Câu hỏi
Về hình thức, văn bản Mây và sóng có gì khác so với các văn bản thơ em đã học ở Bài 2 trong sách Ngữ văn 7, tập một? Bài thơ có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào (tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh,...)?
(Câu hỏi 1 trang 25 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều)
Trả lời
Gợi ý 1:
Về hình thức, văn bản Mây và sóng là một bài thơ văn xuôi không ràng buộc bởi luật thơ này và cũng không có vần. Tuy nhiên bài thơ vẫn có âm điệu nhịp nhàng: thấy được qua bố cục, qua cấu tạo các dòng thơ.
Bài thơ có sự kết hợp của các phương thức biểu đạt là biểu cảm và tự sự, miêu tả.
Gợi ý 2:
- Về hình thức, văn bản Mây và sóng khác so với các văn bản thì em đã học ở Bài 2 là:
Mây và sóng | Văn bản bài 2 |
- Số từ không cố định trong dòng thơ - Cả bài thơ liền mạch không chia nhỏ các đoạn thơ | - Số từ cố định trong dòng thơ (4/5 từ) - Bài thơ chia làm nhiều khổ/ đoạn nhỏ khác nhau. |
- Bài thơ có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm
Xem thêm các câu hỏi khác trong bài soạn Những cánh buồm
- Những hình ảnh thiên nhiên nào được nhắc đến trong Mây và sóng?
- Hãy chỉ ra những nét giống nhau và khác nhau của hai phần Mây và sóng
- Cuộc vui chơi của những người trên mây và trong sóng hấp dẫn ở chỗ nào?
- Theo em, vì sao những trò chơi do em bé tạo ra lại thú vị và hay hơn?
- Những hình ảnh thiên nhiên được nhắc tới trong các trò chơi của em bé
- Theo em, bài thơ Mây và sóng, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?
-/-
Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi 1 trang 25 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều "Về hình thức, văn bản Mây và sóng có gì khác so với các văn bản thơ em đã học ở Bài 2 trong sách Ngữ văn 7, tập một? Bài thơ có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào (tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh,...)?"
Trọn bộ Soạn văn 7 Cánh Diều do Đọc tài liệu biên soạn sẽ giúp các em học tốt môn Ngữ Văn!