Bài tập vận dụng ôn tập chương 2 nhiệt học trang 89, 90, 91 SGK vật lý 6

Xuất bản: 30/07/2018 - Tác giả: Hiền Phạm

Hướng dẫn học sinh giải bài tập vận dụng ôn tập chương 2 phần nhiệt học sách giáo khoa vật lý lớp 6.

Mục lục nội dung

Đề bài:

1. Trong các cách sắp xếp dưới đây cho các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều, cách sắp xếp nào đúng ?

A. Rắn - khí - lỏng

B. Lỏng - rắn - khí

C. Rắn - lỏng - khí

D. Lỏng - khí - rắn.

2. Nhiệt kế nào sau đây có thể dùng để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi ?

A. Nhiệt kế rượu.

B. Nhiệt kế y tế.

C. Nhiệt kế thuỷ ngân.

D. Cả ba loại trên đều không dùng được.

3. Tại sao trên đường ống dẫn hơi phải có những đoạn được uốn cong (H.30.1). Hãy vẽ lại hình của đoạn ống này khi đường ống nóng lên, lạnh đi ?

hình 30.1

4. Hãy sử dụng các số liệu trong bảng 30.1 để trả lời các câu hỏi sau đây :

ChấtNhiệt độ nóng chảy (⁰C)
Nhôm660
Nước đá0
Rượu-117
Sắt1535
Đồng1083
Thủy ngân-39
Muối ăn801

a) Chất nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất ?

b) Chất nào có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất ?

c) Tại sao có thế dùng nhiệt kê rượu đế đo những nhiệt độ thấp tới -50⁰C. Có thế dùng nhiệt kế thuỷ ngân để đo những nhiệt độ này không ? Tại sao ?

d) Hình 30.2 vẽ một thang nhiệt độ từ -200⁰C đến 1600⁰C. Hãy :

hình 30.2

- Dùng bút màu đánh dấu vào vị trí trên thang có ghi nhiệt độ ứng với nhiệt độ trong lớp em.

- Đánh dấu nhiệt độ nóng chảy và ghi tên chất có trong bảng 30.1 vào thang nhiệt độ, (thí dụ, nước được ghi ở vạch ứng với 0⁰C của thang trên hình 30.2).

- Ở nhiệt độ của lớp học, các chất nào trong bảng 30.1 ở thể rắn, ở thể lỏng ?

- Ở nhiệt độ của lớp học, có thế có hơi của chất nào trong các hơi sau đây ?

+ Hơi nước.

+ Hơi đồng.

+ Hơi thuỷ ngân.

+ Hơi sắt.

5. An và Bình cùng luộc khoai. Khi nồi khoai bắt đầu sôi, Bình bảo nên rút bớt củi ra, chỉ để ngọn lửa nhỏ, đủ cho nồi khoai tiếp tục sôi. An lại nói, phải tiếp tục chất thêm củi nữa, để ngọn lửa cháy thật to, vì An cho rằng, càng đun cho lửa to, thì nước luộc khoai càng nóng, như vậy khoai càng mau chín.

Ý kiến nào đúng ? Tại sao ?

6. Hình 30.3 vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước. Hỏi :

a) Các đoạn BC, DE ứng với quá trình nào ?

b) Trong các đoạn AB, CD nước tồn tại ở những thể nào ?

hình 30.3

Đáp án:

1.  Đáp án C. Rắn - Lỏng - Khí

2.  Đáp án C. Nhiệt kế thủy ngân

3. Trên đường ống dẫn hơi phải có những đoạn được uốn cong để khi có hơi nóng chạy qua ống có thể nở dài mà không bị ngăn cản.

4.

a. Chất có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là sắt (1535⁰C)

b. Chất có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là rượu (-117⁰C)

c.

- Có thể dùng nhiệt kế rượu để đo những nhiệt độ thấp tới -50⁰C vì rượu có nhiệt độ đông đặc thấp hơn -50⁰C nên ở -50⁰C rượu vẫn ở thể lỏng.

- Không thể dùng nhiệt kế thuỷ ngân đo những nhiệt độ này. Vì thuỷ ngân đông đặc ở -39⁰C nên ở nhiệt độ -50⁰C thủy ngân đã đông đặc rồi.

d. Các câu trả lời phụ thuộc vào nhiệt độ trong lớp em.

Giả sử nhiệt độ lớp học là 30vC thì các câu trả lời sẽ như sau :

- Ở nhiệt độ cảu lớp học, thể rắn gồm các chất có nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ lớp học : nhôm, sắt, đồng, muối ăn. Thể lỏng gồm các chất có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ lớp học : nước đá, rượu, thủy ngân.

- Ở nhiệt độ của lớp học, có thể có hơi nước.

5. Bình đúng, An sai vì khi nước sôi thì nhiệt độ của nước không thay đổi (100⁰C) dù có cho thêm củi vào.

6. 

a)

Đoạn BC ứng với quá trình nước đá đang tan (0⁰C).

Đoạn DE ứng với quá trình nước đang sôi (100⁰C).

b)

Đoạn AB : nước tồn tại ở thể rắn.

Đoạn CD : nước tồn tại ở thể lỏng.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM