Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ

Xuất bản: 26/03/2020 - Tác giả:

Kiến thức lý thuyết bài vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ được biên tập giúp các em học sinh ôn tập và nắm vững các kiến thức đã được học.

Kiến thức cơ bản bài vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ được biên tập giúp các em học sinh ôn tập và nắm vững lại các kiến thức địa lí 12 đã được học.

van de khai thac lanh tho theo chieu sau o dong nam bo

Lý thuyết vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ

Nội dung bài viết này sẽ giúp các em nắm vững các kiến thức vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ đã học trong chương trình môn Địa Lí lớp 12.

1. Khái quát chung

a. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

- Gồm 5 tỉnh và TP.HCM (sử dụng Atlat nêu ra).

- Diện tích nhỏ: 23,6 nghìn km2, dân số : 12 triệu người

- Tiếp giáp TN, ĐBSH, DH NTB, Cam pu chia, biển Đông.

b. Đặc điểm chung

- Dẫn đầu cả nước về GDP (42%), giá trị sản xuất cn và hàng hóa xuất khẩu

- Sớm phát triển nền KT hàng hóa, cơ cấu KT phát triển hơn so với các vùng khác.

- Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vấn đề kinh tế nổi bật của vùng.

2. Các thế mạnh, hạn chế chủ yếu của vùng

* Thế mạnh

a. Điều kiện tự nhiên.

- Vị trí địa lí:

+ Thuận lợi cho sự phát triển KT.

+ Giao lưu thuận lợi bằng đường bộ, biển.

- Điều kiện tự nhiên và TNTN:

+ Đất ba zan màu mỡ, chiếm 40% diện tích, ngoài ra có đất xám phù sa cổ.

- Ngư trường lớn: Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Rừng: Cung cấp gỗ dân dụng, gỗ củi, nguyên liệu giấy, vườn quốc gia Cát Tiên, khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ.

- Khoáng sản: Dầu khí ở thềm lục địa.

- Sông Đồng Nai có tiềm năng thuỷ điện lớn.

b. Điều kiện kinh tế - xã hội

- Nguồn lao động: có chuyên môn cao, tài nguyên chất xám lớn.

- Cơ sở hạ tầng phát triển tốt.

- Có sự tích tụ lớn về vốn, kĩ thuật, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

* Hạn chế

- Mùa khô kéo dài: Thiếu nước sản xuất, sinh hoạt.

3. Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu

a. Trong công nghiệp

- CN chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu CN cả nước.

- Các ngành công nghệ cao: Luyện kim, điện tử, chế tạo máy, tin học,...

- Phương hướng:

+ Giải quyết vấn đề năng lượng: Xây dựng các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện, ..

+ Mở rộng quan hệ đầu tư nước ngoài, thu hút vốn.

+ Chú ý vấn đề môi trường.

b. Trong dịch vụ

- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng.

- Phát triển đa dạng các hoạt động dịch vụ.

c. Trong nông, lâm nghiệp

- Vấn đề thuỷ lợi có ý nghĩa hàng đầu.

- Thay đổi cơ cấu cây trồng.

- Bảo vệ vốn rừng.

d. Trong phát triển tổng hợp kinh tế biển

- Đánh bắt nuôi trồng thuỷ hải sản.

- Du lịch biển.

- Giao thông vận tải biển.

- Khai thác khoáng sản trên biển: Dầu khí

* Chú ý đến giải quyết ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác, vận chuyển chế biến dầu mỏ.

Tham khảo: Soạn địa 12 bài 39

Trên đây là những kiến thức Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ  cần ghi nhớ. Mong rằng tài liệu này sẽ giúp em học tốt hơn môn Địa Lí 12 và đạt điểm cao trong các kỳ thi.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM