Từ đoạn (8) đến đoạn (12), tác giả tập trung phân tích khía cạnh

Xuất bản: 20/07/2022 - Tác giả:

Từ đoạn (8) đến đoạn (12), tác giả tập trung phân tích khía cạnh gì của bài thơ? Câu hỏi trang 55 ngữ văn 10 tập 1 sách Kết nối tri thức.

Cùng Đọc tài liệu đi vào trả lời trong bài thuộc nội dung phần Soạn bài Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư sách Kết nối tri thức ngữ văn 10 tập 1.

Câu hỏi trang 55: Từ đoạn (8) đến đoạn (12), tác giả tập trung phân tích khía cạnh gì của bài thơ?

Trả lời: 

Cách trả lời 1:

Từ đoạn (8) đến đoạn (12), tác giả tập trung phân tích khía cạnh của bài thơ: Phân tích cấu trúc ngôn từ mang tính nhạc, phân tích thứ tiếng của mùa thu: tiếng thổn thức, tiếng rạo rực, tiếng lá thu xào xạc, và âm hưởng của toàn bài thơ: âm bằng.

Cách trả lời 2:

Từ đoạn (8) đến đoạn (12), tác giả tập trung phân tích khía cạnh:

- Đoạn 8: đề cập về tiếng thu

- Đoạn 9: khái quát về tiếng thu

- Đoạn 10: cái xao xác và xào xạc của tiếng thu

- Đoạn 11: cái thổn thức, rạo rực của tiếng thu

- Đoạn 12: sự hoà điệu giữa tiếng thu và tiếng thơ

=> Từ đoạn 8 đến đoạn 12, tác giả tập trung vào nội dung của bài thơ (tiếng thu)

Cách trả lời 3:

Khía cạnh:

- Cấu trúc ngôn từ mang tính nhạc của thi phẩm.

- 3 khổ thơ nói đến 3 thứ tiếng của mùa thu: Tiếng thổn thức dưới ánh trăng mờ, tiếng rạo rực của lòng người cô phụ, tiếng lá thu kêu xào xạc.

- Âm điệu: nghiêng hẳn về âm bằng, vần chân thuộc về âm trắc.

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi trong bài: " Từ đoạn (8) đến đoạn (12), tác giả tập trung phân tích khía cạnh gì của bài thơ? " , đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn Văn 10 Kết nối tri thức!

- Tổng hợp các tài liệu và bài học soạn văn 10 mới -

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM