Phong trào thơ mới là gì?
Vào những năm đầu thập niên 1930, văn hoá Việt Nam diễn ra một cuộc vận động đổi mới thơ ca mạnh mẽ, mong muốn vượt ra khỏi quỹ đạo của văn chương trung đại Phương Đông. Đó chính là sự xuất hiện một làn sóng thơ mới với cá tính sáng tác độc đáo - Phong trào Thơ Mới.
Thơ Mới nói chung và Phong trào Thơ Mới nói riêng là một thế giới thơ ca rộng lớn mang khuynh hướng lãng mạn, là lý tưởng thẩm mỹ cái “tôi” của tác giả, cái rạo rực, âu lo, cái khát vọng vượt lên những công thức ước lệ, chính cái mới này đã quyết định sự ra đời của thơ mới.
Nó là một cuộc cách mạng về thi ca được đánh dấu ngày 10-03-1932 khi Phan Khôi in bài Tình già trên tờ Phụ nữ Tân văn số 122.
Từ đó qua 10 năm đấu tranh bằng cả lý luận lẫn thực tiễn sáng tạo với một loạt các tên tuổi sáng chói như Thế Lữ , Lưu Trọng Lư, Nguyễn Nhược Pháp rồi đến Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính, Tế Hanh, Chế lan Viên, Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Vũ Hoàng Chương… cùng một loạt các tác giả khác đã khiến phong trào thơ Mới trưởng thành và giành chiến thắng.
Bài thơ Từ ấy có thuộc phong trào thơ mới không?
Từ ấy là tập thơ đầu tay của tác giả, gồm 71 bài, sáng tác trong 10 năm (1936-1946). Mặc dù có những bài thơ được sáng tác trong thời gian xuất hiện của phòng trào thơ mới nhưng Từ ấy không thuộc Thơ mới mà thuộc vào Thơ hiện đại.
Tập thơ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng: khẳng định vai trò lãnh đạo của Ðảng Cộng sản trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, tạo bước ngoặt lớn cho quá trình phát triển của thơ ca Việt Nam hiện đại.
Trong bài thơ Từ ấy không chỉ có tiếng chim rộn rã và hương hoa của niềm vui vừa bắt gặp lý tưởng, mà còn có lời an ủi, động viên chân tình đối với những số phận bất hạnh. Và sau cùng, nhân danh cách mạng, Từ ấy là tiếng thét đầy hờn căm, là hồi kèn xung trận thôi thúc mọi người xông lên, vào trận chiến mất còn với kẻ thù để giành lại quyền sống.
Những bài thơ tiêu biểu trong tập thơ Từ ấy như:
- Mồ côi
- Hai đứa bé
- Ði đi em
- Vú em
- Tiếng hát sông Hương
- Từ ấy
- Tâm tư trong tù
- Dậy mà đi
- .........