Cùng Đọc tài liệu trả lời câu hỏi trong nội dung phần CÂU HỎI CUỐI BÀI Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều, giúp các em chuẩn bị tốt soạn văn 7 trước khi tới lớp.
Câu hỏi
Trong phần 4, để người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác và sức mạnh của phẩm chất cao quý đó, người viết đã thuyết phục như thế nào?
(Câu hỏi 4 trang 42 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều)
Trả lời
Gợi ý 1:
- Trong phần 4, để người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác và sức mạnh của phẩm chất cao quý đó, người viết đã thuyết phục bằng cách nêu ra những câu nói cô đọng, hàm súc về nội dung ý nghĩa và ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc của Bác. Tiếp đó tác giả đưa ra lời bình luận: Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Lời bình luận này của tác giả đã đề cao sức mạnh phi thường của những chân lí mà Bác nêu ra dưới hình thức những câu nói tự nhiên, mộc mạc, giản dị và sâu sắc. Lời Bác đã khơi dậy lòng yêu nước, ý chí cách mạng trong quần chúng nhân dân.
Gợi ý 2:
Để người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác và sức mạnh của phẩm chất cao quý đó, người viết đã nhấn mạnh thêm sự nhất quán trong đức tính giản dị của Bác. Tác giả dùng cách nêu lí lẽ: Bác không những giản dị trong đời sống và quan hệ với mọi người mà còn giản dị trong cả cách viết, cách nói. Từ các ví dụ cụ thể mà nhận xét, bình luận khái quát về sức mạnh của cách viết, cách nói giản dị ấy.
Xem thêm các câu hỏi khác trong bài soạn Đức tính giản dị của Bác Hồ
- Phần 1 Đức tính giản dị của Bác Hồ nêu vấn đề trực tiếp hay gián tiếp?
- Lí lẽ được dùng kết hợp với dẫn chứng phần 2 Đức tính giản dị của Bác Hồ
- Phần 3 Đức tính giản dị của Bác Hồ nêu lí lẽ hay bằng chứng?
- Tác giả nêu lên vấn đề gì trong phần 4 Đức tính giản dị của Bác Hồ?
- Quan điểm của tác giả Phạm Văn Đồng trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ
- Chỉ ra trình tự triển khai nội dung, từ đó, nêu bố cục của văn bản
- Nhận xét về cách viết nghị luận của tác giả ở phần 2 Đức tính giản dị của Bác Hồ
- Tác giả muốn khẳng định điều gì qua câu kết Đức tính giản dị của Bác Hồ
- Qua văn bản, em hiểu như thế nào là đức tính giản dị?
-/-
Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi 4 trang 42 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều "Trong phần 4, để người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác và sức mạnh của phẩm chất cao quý đó, người viết đã thuyết phục như thế nào?"
Trọn bộ Soạn văn 7 Cánh Diều do Đọc tài liệu biên soạn sẽ giúp các em học tốt môn Ngữ Văn!