Trong cái rét ngọt, sức sống thiên nhiên và con người được khơi dậy thế nào

Xuất bản: 14/07/2022 - Tác giả:

Gợi ý trả lời : Trong cái rét ngọt đầu xuân, sức sống của thiên nhiên và con người được khơi dậy như thế nào? - trang 110 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Kết nối tri thức.

Cùng Đọc tài liệu gợi ý: "Trong cái rét ngọt đầu xuân, sức sống của thiên nhiên và con người được khơi dậy như thế nào?" thuộc phần SAU KHI ĐỌC của văn bản Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt - Vũ Bằng, giúp các em soạn văn 7 thật tốt trước khi tới lớp.

Câu hỏi 2 trang 110 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Kết nối tri thức

Trong cái rét ngọt đầu xuân, sức sống của thiên nhiên và con người được khơi dậy như thế nào?

Trả lời

Cách 1

* Trong cái rét ngọt đầu xuân, sức sống của thiên nhiên và con người được khơi dậy:

- Con người

+ Thấy một cái thú giang hồ “êm ái”

+ “lòng mình say sưa”

+ “muốn phát điên”

+ “ngồi yên không chịu được”

+ Tim “trẻ hơn”, “đập mạnh hơn”

+ Thấy ai cũng muốn “yêu thương”

+ Lòng ấm lạ lùng

+ Lòng cảm như hoa nở, bướm ra ràng

- Thiên nhiên:

+ Con nai thấy nắng ấm thì “bò ra nhảy nhót”

+ Mầm non cây cối trỗi dậy

Cách 2

Sức sống của thiên nhiên và con người được khơi dậy được miêu tả trong cái rét ngọt đầu xuân là căng tràn nhựa sống, tràn ngập niềm vui, sự hứng khởi. Cụ thể:

+ Với con người: Nghe như lòng mình say sưa một cái gì đó; nhựa sống trong người căng lên như máu cũng căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối; tim người ta cũng dương như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá; anh cũng “sống” lại và thèm khát yêu thương thực sự; Ra ngoài trời, thấy ai cũng muốn yêu thương, về đến nhà cũng lại thấy yêu thương nữa; Lòng anh ấm lạ ấm lùng, tuy miệng chẳng nói ra nhưng trong lòng thì cảm như có không biết bao nhiêu là loài hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan.

+ Với thiên nhiên: Nghe thấy rạo rực nhựa sống trong cành mai, gốc đào, chồi mận ở ngoài vườn; như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trỗi ra thành những cái lá nhỏ li ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh; đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông đầu Giêng, nhưng trái lại lại nức một mùi hương man mác.

Cách 3

Trong cái rét ngọt mùa xuân, sức sống của thiên nhiên và con người đều được trỗi dậy:

- Thiên nhiên: rạo rực nhựa sống trong cành mai, gốc đào, chồi mận ở ngoài vườn; đồi núi chuyển mình, sông hồ rung động; sông xanh, núi tím; máu cũng căng lên trong lộc của loài nai; mầm nôn của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trỗi ra thành những cái lá nhỏ;…

=> Thiên nhiên căng tràn sức sống

- Con người: nghe như lòng mình say sưa một cái gì đó – có lẽ là sự sống; nhựa sống ở trong người căng lên; tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, đập mạnh hơn; “sống” lại và thèm khát yêu thương, thấy ai cũng muốn yêu thương; trong lòng như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan; cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa

=> Con người cũng tràn đầy sự tươi mới, tràn đầy sức sống.

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi "Trong cái rét ngọt đầu xuân, sức sống của thiên nhiên và con người được khơi dậy như thế nào?" do Đọc tài liệu biên soạn. Chúc các em soạn văn 7 Kết nối tri thức thật tốt trước khi tới lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM