Trình tự của bài viết đi từ tiếng thu hay tiếng thơ?

Xuất bản: 20/07/2022 - Tác giả:

Trình tự của bài viết đi từ tiếng thu hay tiếng thơ? Theo tác giả, tiếng thu trong bài thơ của Lưu Trọng Lư là gi? Câu 2 trang 58 Ngữ văn 10 tập 1 Kết nối tri thức

Cùng Đọc tài liệu đi vào trả lời câu 2 trang 58 thuộc nội dung phần Soạn bài Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư sách Kết nối tri thức ngữ văn 10 tập 1.

Câu hỏi:  Trình tự của bài viết đi từ "tiếng thu" hay "tiếng thơ"? Theo tác giả, “tiếng thu" trong bài thơ của Lưu Trọng Lư là gi?

Trả lời câu 2 trang 58 Ngữ văn 10 tập 1 Kết nối tri thức: 

Cách trả lời 1:

- Tiếng thu hay tiếng thơ trong bài viết có sự đan xen lẫn nhau. Bài viết bắt đầu từ tiếng thơ đến tiếng thu rồi quay về tiếng thơ.

- Tiếng thu trong bài thơ của Lưu Trọng Lư theo tác giả, đó là:

+ Tiếng thu không phải là một âm thanh riêng rẽ nào, cũng không phải là một tập hợp giản đơn nôm na của nỗi thổn thức trong đất trời, nỗi rạo rực trong lòng người và tiếng xạc xào của lá rừng.

+ Tiếng thu là môt điệu huyền.

+ Tiếng thu là cả một bản hòa âm vừa mơ hồ vừa hiển hiện của bao nỗi xôn xao ngấm ngầm trong lòng tạo vật đang hòa điệu với nỗi xôn xao huyền diệu của hồn thi nhân.

Cách trả lời 2:

- Trình tự bài viết đi từ “tiếng thơ” đến “tiếng thu”

- Theo tác giả, “tiếng thu” trong bài thơ của Lưu Trọng Lư là cả một bản hoà âm vừa mơ hồ vừa hiển hiện của bao nỗi xôn xao ngấm ngầm trong lòng tạo vật đang hoà điệu với nỗi xôn xao huyền diệu của hồn thi nhân.

Cách trả lời 3:

- Trình tự của bài viết đi từ “tiếng thu” hay “tiếng thơ”: Trình tự của bài viết đi từ “tiếng thơ”, dẫn dắt đến “tiếng thu” rồi lại “tiếng thơ”, có sự đan xen không tách rời riêng biệt.

- Theo tác giả, “tiếng thu” trong bài thơ của Lưu Trọng Lư là:

+ Tiếng thu không phải là một âm thanh riêng rẽ nào, cũng không phải là một tập hợp giản đơn nôm na của nỗi thổn thức trong đất trời, nỗi rạo rực trong lòng người và tiếng xao xạc của lá rừng. Tiếng thu là một điệu huyền.

+ Tiếng thu là cả một bản hòa âm vừa mơ hồ vừa hiển hiện của bao nỗi xôn xao ngấm ngầm trong lòng tạo vật đang hòa điệu với nỗi xôn xao huyền diệu của hồn thi nhân.

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu 2 trang 58: "" , đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn Văn 10 Kết nối tri thức!

- Tổng hợp các tài liệu và bài học soạn văn 10 mới -

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM