Em hãy trình bày và vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ

Xuất bản: 20/01/2021 - Cập nhật: 18/11/2022 - Tác giả:

Dưới đây Đọc tài liệu xin giới thiệu 2 cách trả lời đối với câu hỏi này và 3 mẫu sơ đồ bộ máy chính quyền thời Lê sơ thông dụng được nhiều bạn đọc bình chọn.

Câu hỏi: Em hãy trình bày và vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ.

Cách trả lời 1: Trình bày tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ chi tiết

Bộ máy chính quyền phong kiến được hoàn thiện dần và đến thời vua Lê Thánh Tông thì hoàn chỉnh nhất.

Ở trung ương:

- Đứng đầu triều đình là vua.

- Để tập trung quyền lực vào nhà vua, Lê Thánh Tông bãi bỏ một số chức vụ cao cấp nhất như tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức tổng chỉ huy quân đội.

- Giúp việc vua có các quan đại thần.

- Ở triều đình có sáu bộ, ngoài ra còn có một số cơ quan chuyên môn.

+ Sáu bộ thời vua Lê Thánh Tông là : Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công. Đứng đầu mối bộ là Thượng thư. Các cơ quan chuyên môn có Hàn lâm viện (soạn thảo Công văn), Quốc sử viện (viết sử), Ngự sử đài (can gián vua và các triều thần).

Ở địa phươg:

- Thời vua Lê Thái Tổ và Lê Nhân Tông, cả nước được chia làm 5 đạo. Dưới đạo là phủ, huyện miền núi gọi là châu), xã.

- Đến thời vua Lê Thánh Tông, đổi chia 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên, thay chức An phủ sứ đứng đầu mỗi đạo bằng 3 ti phụ trách ba mặt hoạt động khác nhau ở mỗi đạo thừa tuyên.

+ Đô ti phụ trách quân sự, an ninh. Hiến ti phụ trách việc thanh tra quan lại, xử án, pháp luật. Thừa ti phụ trách việc hành chính, hộ tịch, thuế khoá.

+ Dưới đạo thừa tuyên có phủ, châu, huyện, xã.

+ 13 đạo thừa tuyên là : Thanh Hoá, Nghệ An, Thuận Hoá, Thiên Trường, Nam Sách, Quốc Oai, Bắc Giang, An Bang, Hưng Hoá, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Nam và một phủ Trung Đô (Thăng Long).

(Nguồn: Nước Đai Việt thời Lê Sơ, SGK Lịch sử 7, tr94)

Cách trả lời 2: Trình bày tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ ngắn gọn

- Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ, đặc biệt là dưới thời Lê Thánh Tông hoàn chỉnh và đầy đủ hơn so với thời Lê Thái Tổ ở một số điều, như triều đình có đầy đủ các bộ, các tự, các khoa và các cơ quan chuyên môn.

- Hệ thống thanh tra, giám sát được tăng cường từ triều đình đến các địa phương.

- Ở các đơn vị hành chính, tổ chức chặt chẽ hơn (nhất là các cấp đạo thừa tuyên), có 3 cơ quan phụ trách mà không tập trung quyền lực vào một An phủ sứ như trước và có phân công trách nhiệm rõ ràng. Bộ máy chính quyền cấp xã được tổ chức chặt chẽ hơn.

(Nguồn: Trường THCS Tiên Lữ)

Sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ

Mẫu sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ số 1

Mẫu sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ số 1

Mẫu sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ số 2

Mẫu sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ số 2

Mẫu sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ số 3

Mẫu sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ số 3

Nhận xét về tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ:

- Tổ chức bộ máy nhà nước thời vưa Lê Thánh Tông hoàn chỉnh và chặt chẽ nhất so với các triều đại trước.Triều đình có đầy đủ các bộ, tự, các khoa và các cơ quan chuyên môn. Hệ thống thanh tra giám sát giám sát được tăng cường từ triểu đình đến địa phương.

- Các đơn vị hành chính và bộ máy chính quyền cấp xã được tổ chức chặt chẽ.

Trên đây là hướng dẫn em trình bày trình bày và vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ (lịch sử 7). Chúc các em học tốt!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM