Ý nghĩa của việc làm khô trong quy trình bảo quản hạt giống là

Xuất bản: 22/10/2020 - Cập nhật: 11/08/2023 - Tác giả: Phạm Dung

Câu Hỏi:

Ý nghĩa của việc làm khô trong quy trình bảo quản hạt giống là

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: A

Ý nghĩa của việc làm khô trong quy trình bảo quản hạt giống là làm giảm độ ẩm trong hạt

Phạm Dung (Tổng hợp)

Câu hỏi liên quan

Để bảo quản hạt giống dài hạn cần

Để bảo quản hạt giống dài hạn cần giữ ở nhiệt độ -10oC, độ ẩm 35-40% bởi nhiệt độ cao làm hạt giống hô hấp mạnh, tiêu hao nhanh các chất dinh dưỡng dự trữ, giảm sức sống của cây trồng. Mục đích của việc bảo quản hạt giống là giữ được độ nảy mầm của hạt, hạn chế tổn thất về số lượng và chất lượng hạt giống, duy trì tính đa dạng sinh học của giống.

Quy trình bảo quản hạt giống mà bà con nông dân thực hiện phổ biến theo quy mô gia đình được làm theo thứ tự:

Quy trình bảo quản hạt giống mà bà con nông dân thực hiện phổ biến theo quy mô gia đình được làm theo thứ tự: Thu hoạch - Tách hạt - Phân loại, làm sạch - Làm khô - Xử lí bảo quản - Đóng gói - Bảo quản - Sử dụng

Quy trình bảo quản củ giống khác với bảo quản hạt giống là

Quy trình bảo quản củ giống khác với bảo quản hạt giống là: không bảo quản trong bao, túi kín, không làm khô, xử lí chống vi sinh vật gây hại, xử lí ức chế nảy mầm

Mục đích của việc bảo quản hạt giống là

Mục đích chính của việc bảo quản hạt giống là để đảm bảo rằng chúng vẫn giữ được độ nảy mầm. Bằng cách giảm thiểu tổn thất về số lượng và chất lượng hạt giống, việc bảo quản hạt giống sẽ giúp bảo vệ các giống cây trồng quý giá và đảm bảo nguồn cung ứng lâu dài của hạt giống cho nông dân và người...

Thời gian bảo quản củ giống có gì khác so với bảo quản hạt giống?

Thời gian bảo quản củ giống khác so với bảo quản hạt giống là củ giống không thể bảo quản trung hạn và dài hạn

Nơi bảo quản hạt giống cần phải có điều kiện thế nào?

Nơi bảo quản hạt giống cần phải có điều kiện đảm bảo nhiệt độ thấp, độ ẩm thấp, kín.
Giải thích:
Nơi bảo quản hạt giống cần phải có điều kiện nhiệt độ, độ ẩm thấp...(Theo SGK Công nghệ 7 trang 27) và kèm thêm các điều kiện về hạt giống và quá trình kiểm tra thường xuyên.

Quy trình bảo quản củ giống gồm bao nhiêu bước?

Quy trình bảo quản củ giống gồm 6 bước là:

  • Bước 1: Thu hoạch. Lưu ý cần thu hoạch củ đúng thời điểm.
  • Bước 2: Làm sạch và phân loại. Loại bỏ củ sứt, vỡ, bị sâu hại.
  • Bước 3: Xử lý phòng chống vi sinh vật gây hại. Sử dụng chất bảo quản bằng cách phun lên củ hoặc ủ với cát.
  • Bước 4: Xử lý ức chế nảy mầm. Sử dụng chất ức chế nảy mầm bằng cách phun lên củ.
  • Bước 5: Bảo quản. Củ giống có thể bảo quản trong điều kiện bình thường, trong kho lạnh hoặc nuôi cấy mô
  • Bước 6: Sử dụng, đem gieo trồng.

Củ giống bảo quản cần có mấy tiêu chuẩn?

Củ giống bảo quản cần có 6 tiêu chuẩn.

Tiêu chuẩn bảo quả củ giống

  • Có chất lượng cao.
  • Đồng đều, không già quá, không non quá.
  • Không bị sâu, bệnh.
  • Không bị lẫn với các giống khác.
  • Còn nguyên vẹn.
  • Khả năng nảy mầm cao.

Khi bảo quản hạt làm giống, tiêu chí nào không phải là tiêu chuẩn của hạt làm giống?

Khi bảo quản hạt làm giống, tiêu chí không phải là tiêu chuẩn của hạt làm giống đó là hạt to, mẩy. 
Hạt làm giống cần có các tiêu chuẩn như sau: Chất lượng tốt, thuần chủng, không sâu bệnh. (SGK Công nghệ 10 trang 123)

đề trắc nghiệm công nghệ 10 mới nhất

X