Ý nghĩa của tín ngưỡng phồn thực là

Xuất bản: 03/11/2020 - Cập nhật: 31/10/2023 - Tác giả: Điền Chính Quốc

Câu Hỏi:

Ý nghĩa của tín ngưỡng phồn thực là:

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: D

Ý nghĩa của tín ngưỡng phồn thực là cầu mong mùa màng và con người sinh sôi nảy nở.

Bổ sung kiến thức:
- Tín ngưỡng phồn thực là một hình thức tín ngưỡng dân gian thể hiện ước vọng của người dân về sự sinh sôi nảy nở của tự nhiên và con người, về cuộc sống ấm no, đủ đầy. Nó được thể hiện dưới các hình thức mang tính phô diễn dưới dạng âm dương, đực cái.
- Tại Việt Nam, tín ngưỡng phồn thực phát triển rất phong phú. Một số nghi lễ phồn thực còn được cách điệu hóa thành những trò chơi dân gian ngày xuân, tiêu biểu nhất là trò đấu vật. Sới vật ở bất cứ đâu cũng đều có hình tròn và thường được đặt trước sân đình hình vuông. Đó không phải là sự sắp đặt ngẫu nhiên mà đều có ý nghĩa sâu xa của nó, bởi vuông và tròn theo quan niệm của dân tộc Việt là hai hình toàn vẹn. Hình tròn tượng trưng cho trời, cho tính dương, hình vuông tượng trưng cho đất, cho tính âm, vuông và tròn - âm và dương đặt cạnh nhau nghĩa là một sự kết hợp hài hòa, trọn vẹn và mang lại những điều tốt đẹp.

Điền Chính Quốc (Tổng hợp)

Câu hỏi liên quan

Hình thức tín ngưỡng phổ biến và tiêu biểu nhất của người Việt (gần như trở thành một thứ tôn giáo) là :

Hình thức tín ngưỡng phổ biến và tiêu biểu nhất của người Việt (gần như trở thành một thứ tôn giáo) là : Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

Đối tượng thờ cúng của tín ngưỡng phồn thực là:

Đối tượng thờ cúng của tín ngưỡng phồn thực là Sinh thực khí nam nữ và hành vi giao phối.

Trong mảng tín ngưỡng sùng bái giới tự nhiên của người Việt, loài thực vật nào được tôn sùng và được thờ cúng nhiều nhất ?

Trong mảng tín ngưỡng sùng bái giới tự nhiên của người Việt, Cây Lúa được tôn sùng và được thờ cúng nhiều nhất.

Hình thức tín ngưỡng có tổ chức với những quan niệm giáo lí thể hiện sự tín ngưỡng và các hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái tín ngưỡng ấy là

Tôn giáo là hình thức tín ngưỡng có tổ chức với những quan niệm giáo lí thể hiện sự tín ngưỡng và các hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái tín ngưỡng ấy.

Cư dân Chăm-pa thờ tín ngưỡng

Cư dân Chăm-pa thờ tín ngưỡng đa thần.

Đâu không phải là tín ngưỡng cổ truyền của người Việt vẫn được bảo lưu dưới thời Trần?

Sùng bái đạo Phật không phải là tín ngưỡng cổ truyền của người Việt vẫn được bảo lưu dưới thời Trần
Những tín ngưỡng cổ truyền của người Việt vẫn được bảo lưu dưới thời Trần là tục thờ cúng tổ tiên, thờ các anh hùng dân tộc, những người có công với làng nước; sùng bái tự nhiên; phồn thực...

Hành vi nào sau đây thể hiện tín ngưỡng?

Thắp hương cho tổ tiên thể hiện tín ngưỡng. (Tín ngưỡng là hệ thống các niềm tin mà con người tin vào để giải thích thế giới và để mang lại sự bình an cho cá nhân và cộng đồng.)

Thế kỉ XVI - XVIII, tín ngưỡng truyền thống phát huy làm cho tín ngưỡng ở nước ta ngày càng phong phú, đó là:

Thế kỉ XVI - XVIII, tín ngưỡng truyền thống phát huy làm cho tín ngưỡng ở nước ta ngày càng phong phú, đó là: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thần linh, anh hùng hào kiệt.

Tôn trọng quyền tự do, tín ngưỡng của nhau là nội dung bình đẳng trong quan hệ nào dưới đây?

Trong quan hệ nhân thân
: Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú; tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau; tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau...

Vợ chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau là thể hiện quyền bình đẳng trong quan hệ nào giữa vợ và chồng?

Vợ chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau là thể hiện quyền bình đẳng trong quan hệ nhân thân

đề trắc nghiệm xã hội - nhân văn học mới nhất

X