Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển lâm nghiệp ở Bắc Trung Bộ là cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến.
Thế mạnh phát triển lâm nghiệp ở Bắc Trung Bộ
- Diện tích rừng lâm nghiệp ở Bắc Trung Bộ là 2,9 triệu ha (năm 2014) chiếm khoảng 20% diện tích rừng của cả nước.
- Độ che phủ rừng xếp thứ 2 cả nước (sau Tây Nguyên)
- Rừng ở Bắc Trung Bộ có nhiều loại gỗ quý, được xếp vào sách đỏ như: táu, lim, sến,…nhiều lâm sản, chim thú có giá trị cao, có nhiều loại cây dược liệu quan trọng.
Ngoài ra, Bắc Trung Bộ còn có nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp dồi dào, có kinh nghiệm trồng cây lâm nghiệp, chế biến gỗ và lâm sản, nguồn tài nguyên rừng phong phú và đa dạng, thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp.
Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển lâm nghiệp ở Bắc Trung Bộ là
Xuất bản: 29/10/2020 - Cập nhật: 15/09/2023 - Tác giả: Nguyễn Hưng
Câu Hỏi:
Đáp án và lời giải
Việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Bắc Trung Bộ nhằm mục đích chủ yếu là giải quyết việc làm, tăng sản phẩm hàng hóa, sử dụng hợp lí tài nguyên.
Giải pháp chủ yếu để khai thác thế mạnh về trồng trọt ở vùng đồi Bắc Trung Bộ là chuyên canh các cây lâu năm, sản xuất trang trại, gắn với chế biến.
Việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng năm ở Bắc Trung Bộ nhằm mục đích chủ yếu là khai thác tiềm năng, tăng thu nhập dân cư, tạo nguyên liệu công nghiệp.
Vùng Bắc Trung Bộ phải hình thành cơ cấu kinh tế nông – lâm - ngư nghiệp vì vừa tạo cơ cấu ngành vừa tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian
Cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp ở vùng Bắc Trung Bộ được hình thành là do sự tác động của cấu trúc địa hình
Các tuyến đường quốc lộ chạy qua hoặc ở Bắc Trung Bộ tiêu biểu là 1A, 7, 8, 9.
Ở Bắc Trung Bộ, chè được trồng chủ yếu tại Tây Nghệ An
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Vùng Bắc Trung Bộ, ta biết được cảng Cửa Lò thuộc tỉnh Nghệ An.
Cảng Cửa Lò là một trong những dự án cảng trọng điểm của Tỉnh Nghệ An, được xây dựng từ năm 1979, đến năm 1985 hoàn thành và được đưa vào khai thác. Đây là cảng tổng hợp thứ hai tại khu vực bến Nam Cửa Lò và hiện đang sở hữu vị thế địa lý đắc địa nhất, quy mô lớn nhất cùng với năng lực tiếp đón ấn tượng nhất tại khu vực Cửa Lò khi lên đến con số tiếp nhận 30,000 DWT. Cảng Cửa Lò nằm ở vị trí vô cùng thuận lợi cho giao dịch thông thương hàng hóa quốc tế đặc biệt là vận chuyển hàng cho nước Lào và Đông Bắc của Thái Lan. Công năng khai thác của Cảng Cửa Lò hiện tại tập trung chủ yếu là các mặt hàng rời, hàng khô, nhu yếu phẩm,… đáp ứng nhu cầu của tỉnh Nghệ An và các khu vực lân cận khác.
Hình thành cơ cấu nông – lâm- ngư ở BTB chủ yếu nhằm tạo thế liên hoàn phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian, phát huy hiệu quả các thế mạnh sẵn có của vùng, hình thành cơ cấu kinh tế chung. (SGK/ 156 Địa 12).=> loại A, B, D
Cảng Dung Quất thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.