Vùng chăn nuôi lợn thường gắn chủ yếu với vùng trồng cây lương thực.
Các vùng chăn nuôi lợn thường gắn liền với các vùng trồng cây hoa màu và cây lương thực hoặc vùng đông dân cư. Những khu vực này đảm bảo cho đàn lợn có nguồn thức ăn và đảm bảo đầu ra cho chăn nuôi lợn.
Chăn nuôi lợn
Số lượng đàn lợn tăng khá nhanh (năm 2002 Việt Nam đã có 23 triệu con lợn); Tập trung ở vùng có nhiều hoa màu lương thực hoặc đông dân như: Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.+ Vai trò của ngành chăn nuôi lợn ở nước ta là vô cùng quan trọng trong hệ thống sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi lợn cùng với trồng lúa nước là hai thành phần quan trọng và xuất hiện sớm nhất trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam.
+ Chăn nuôi lợn cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người.
+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, chẳng hạn như chế biến thịt xông khói hay thịt hộp, giò nạc, giò mỡ, thịt heo xay và các món ăn truyền thống khác.
+ Cung cấp phân bón cho cây trồng, phân lợn là một trong những nguồn phân hữu cơ tốt, có thể cải tạo và nâng cao độ phì của đất, đặc biệt là đất nông nghiệp
+ Chăn nuôi lợn góp phần giữ vững cân bằng sinh thái giữa cây trồng, vật nuôi và con người.
+ Chăn nuôi lợn không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu cho tiêu dùng trong nước, mà sản phẩm thịt lợn còn là nguồn thực phẩm xuất khẩu đem lại giá trị cao.