Vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên gồm hiện tượng vật lý nào?

Xuất bản: 24/11/2020 - Cập nhật: 08/09/2023 - Tác giả: Chu Huyền

Câu Hỏi:

Vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên gồm hiện tượng vật lý nào?

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: C

Vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên gồm 2 hiện tượng vật lí là hiện tượng bay hơi và hiện tượng ngưng tụ.
Vòng tuần hoàn nước là gì? đó chính là sự tồn tại và vận động của nước trên mặt đất, trong lòng đất và trong bầu khí quyển của trái đất. Nước trái đất luôn vận động và chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ thể lỏng sang thể hơi rồi thể rắn và ngược lại. Vòng tuần hoàn nước đã và đang diễn ra từ hàng tỉ năm và tất cả cuộc sống trên trái đất đều phụ thuộc vào nó, trái đất chắc hẳn sẽ là một nơi không thể sống được nếu không có nước.

Sơ lược về vòng tuần hoàn nước

Sơ lược về vòng tuần hoàn nước

Hiện tượng nước bay hơi

Bay hơi là sự chuyển trạng thái từ thể lỏng sang thể hơi của một chất. 
Hiện tượng nước bay hơi là các phân tử nước khi gặp nhiệt độ nhất định sẽ nhanh chóng biến đổi thành dạng hơi. Lúc này các phân tử va chạm vào nhau, chúng chuyển hóa năng lượng cho nhau ở nhiều mức độ đa dạng. Và đến một lúc nào đó, nó sẽ tích tụ đủ năng lượng để bay hơi.
Bay hơi là một thành phần then chốt của vòng tuần hoàn nước. Mặt trời (năng lượng mặt trời) làm bay hơi nước từ đại dương, hồ và độ ẩm trong đất và các nguồn nước khác. Trong thủy văn học, bay hơi và thoát hơi nước (một dạng bay hơi từ lỗ khí thực vật) được gọi là sự thoát-bốc hơi nước. Sự bay hơi của nước chỉ diễn ra khi bề mặt nước tiếp xúc với không khí, cho phép các phân tử thoát ra và hình thành hơi nước.

Hiện tượng nước ngưng tụ

Ngưng tụ là quá trình thay đổi trạng thái của một chất từ trạng thái khí sang trạng thái lỏng, và là quá trình ngược của bay hơi.
Phân tử nước mang theo nhiệt năng. Đến lượt mình, nhiệt độ của khí quyển giảm nhẹ. Trong khí quyển, sự ngưng tụ tạo ra mây, sương mù và lượng mưa (thường chỉ khi được tạo điều kiện bởi các hạt nhân ngưng tụ mây). Điểm sương của một lô không khí là nhiệt độ mà nó phải nguội trước khi hơi nước trong không khí bắt đầu ngưng tụ. Sự ngưng tụ trong khí quyển tạo thành các giọt mây, đám mây. Những đám mây, khi gặp điều kiện nhiệt độ thấp, tạo thành giọt nước, nặng hơn không khí, và rơi xuống mặt đất, tạo thành cơn mưa.

Chu Huyền (Tổng hợp)

Câu hỏi liên quan

Hai hiện tượng vật lý là đồng dạng với nhau khi:

Hai hiện tượng vật lý là đồng dạng với nhau khi kích thước hình học đồng dạng, tiêu chuẩn xác định cùng tên bằng nhau từng đôi một, điều kiện đơn trị đồng dạng.

Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng vật lý?
a. Hiện tượng thủy triều
b. Băng tan
c. Nến cháy
d. Nước chảy đá mòn
e. Đốt cháy lưu huỳnh sinh ra khí lưu huỳnh đioxit.

Hiện tượng sau đây là hiện tượng vật lý: băng tan và thủy triều.

Giải thích:
- Băng tan là hiện tượng vật lí vì băng vốn là do nước hóa rắn khi ở nhiệt độ thấp dưới 0 độ C. Khi trời quá nóng sẽ xuất hiện hiện tượng băng tan.

Hiện tượng có liên quan đến định luật Sác-lơ là:

Hiện tượng có liên quan đến định luật Sác-lơ là săm xe đạp để ngoài nắng có thể bị nổ. 
Bổ sung thêm kiến thức:
Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối. p ∼ T → p/ T = h / s.

Hiện tượng vật lý là

Hiện tượng vật lý là hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu. Nói cách khác, sau quá trình biến đổi chất thì chất ban đầu vẫn không thay đổi.

Trong các hiện tượng sau, hiện tượng vật lý là

Hiện tượng vật lý là nước lỏng hóa đá ở dưới ${0}^{o}{C}.$.
Hiện tượng này là do sự thay đổi nhiệt đổi mà nước từ dạng lỏng thành dạng rắn.

Nếu làm lạnh không khí thì:

Nếu làm lạnh không khí thì: Độ ẩm cực đại giảm, độ ẩm tương đối tăng

Giải thích:

Nếu làm lạnh không khí thì:

+ Độ ẩm tuyệt đối không đổi

+ Độ ẩm cực đại giảm

+ Độ ẩm tương đối tăng

đề trắc nghiệm vật lý 6 mới nhất

X