Từ giữa thế kỉ XIX, thực dân châu Âu bắt đầu xâm lược châu Phi. Vào những năm 70, 80 của thế kỉ XIX, sau khi hoàn thành kênh đào Xuy-ê, các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi. Đến đầu thế kỉ XX, việc phân chia thuộc địa giữa các đế quốc ở châu Phi căn bản đã hoàn thành.
Việc phân chia thuộc địa giữa các đế quốc ở châu Phi căn bản đã hoàn thành thời
Xuất bản: 24/11/2020 - Cập nhật: 15/11/2023 - Tác giả: Chu Huyền
Câu Hỏi:
Đáp án và lời giải
Nguyên nhân chủ yếu khiến các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé Châu Phi là vì Lục địa châu Phi rộng lớn, giàu tài nguyên.
Các nước tư bản phương Tây đi xâm chiếm các nước khác với mục đích tìm kiếm thị trường và thuộc địa. Trong khi châu Phi là một lục địa rộng lớn, giàu tài nguyên và có nền văn hóa lâu đời. Đặc biệt, sau khi kênh đào Xuy-ê được xây dựng xong, các nước thực dân càng đua nhau xâu xé châu Phi để giành được những nguồn lợi tốt nhất về cho mình.
Các nước phương Tây xâm chiếm hệ thống thuộc địa ở châu Phi theo thứ tự là Anh, Pháp, Đức, Bồ Đào Nha, Bỉ.
Cụ thể là:
- Anh là nước đứng đầu trong cuộc chia cắt và xâm lược châu Phi. Năm 1882, Anh độc chiếm Ai Cập, kiểm soát kênh đào Xuy-ê sau đó chiếm Nam Phi, Tây Ni-giê-ri-a, Bờ Biển Vàng, Gam-bi-a (Tây Phi), Kê-ni-a, U-gan-đa, Xô-ma-li, Đông Xu-đăng, một phần Đông Phi,…
Lí do chính khiến các nước thực dân phương Tây xâm lược châu Phi từ giữa thế kỉ XIX là giàu tài nguyên thiên nhiên.
Bổ sung kiến thức:
Châu Phi là một lục địa rộng lớn, giàu tài nguyên thiên nhiên, là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại. Vùng nội địa rộng lớn giữa Ai Cập và miền Nam châu Phi giàu vàng và kim cương, nước nào mà kiểm soát được thì có thể đảm bảo ngoại thương. Ở châu Âu, các nhóm vận động lập thuộc địa khuyên rằng tiến vào thị trường châu Phi sẽ giải quyết được vấn đề giá cả thấp và cung vượt quá cầu do thị trường các nước châu Âu bị thu hẹp.
Các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi vào khoảng thời gian những năm 70 - 80 của thế kỉ XIX.
Bổ sung kiến thức: Kênh đào Xuyê xuyên qua eo biển Ai Cập, nối liền Địa Trung Hải với một nhánh của Biển Đỏ. Với chiều dài 195 km, nó tạo ra lối tắt để những con tàu từ châu Mỹ, châu Âu đến những cảng phía nam châu Á, cảng phía Đông châu Phi và châu Đại Dương mà không phải đi vòng qua phía nam châu Phi. Từ đó giúp giảm thời gian và chi phí vận chuyển đáng kể. Vì vậy vào những năm 70, 80 của thế kỉ XIX, sau khi kênh đào Xuy-ê được hoàn thành, các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi.
Các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi khi: Kênh đào Xuyê hoàn thành.
Các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi vào thời gian: Những năm 70, 80 của thế kỉ XIX.