Vì sao thái độ của thực dân Pháp sau thất bại ở trận Cầu Giấy lần thứ hai (1883)

Xuất bản: 10/11/2020 - Cập nhật: 31/07/2023 - Tác giả: Hà Anh

Câu Hỏi:

Vì sao thái độ của thực dân Pháp sau thất bại ở trận Cầu Giấy lần thứ hai (1883) lại có sự khác biệt so với lần thứ nhất (1873)?

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: A


Từ nửa sau thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản Pháp tiến dần lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, vấn đề xâm lược thuộc địa đặt ra vô cùng cấp thiết. Đặc biệt vấn đề nhanh chóng hoàn thành xâm lược Việt Nam không còn là đường lối của một nhóm thực dân hiếu chiến mà đã trở thành đường lối chung của chính phủ Pháp. Do đó, sau thất bại ở trận Cầu Giấy lần hai (1883), thay vì hoang mang, dao động, tìm cách thương thuyết với triều đình Huế thì thực dân Pháp lại gấp rút gửi viện binh sang và chuẩn bị mở cuộc tấn công quyết định vào kinh đô Huế, buộc nhà Nguyễn phải đầu hàng
Đáp án cần chọn là: A

Hà Anh (Tổng hợp)

Câu hỏi liên quan

Nhận xét nào sau đây đúng nhất nói về ý nghĩa chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ?

Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai (19-5-1883) đã thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm tiệt diệt giặc của nhân dân ta. Đây chính là ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng này.

Nguyên nhân thắng lợi trong trận Cầu Giấy ngày 21-12-1873 của quân dân ta là:

Nguyên nhân thắng lợi trong trận Cầu Giấy ngày 21-12-1873 của quân dân ta là: sự mưu trí, dũng cảm của quân đội triều đình do Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc chỉ huy, phối hợp với cuộc chiến đấu của quân dân ta ở các địa phương.

Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai (19-5-1883) có ý nghĩa như thế nào?

Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai (19-5-1883) có ý nghĩa thể hiện quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân dân ta.

Trận đánh nào gây được tiếng vang lớn nhát ở Bắc Kì năm 1873?

Trận phục kích của quân ta và quân Cờ đen tại Cầu Giấy (Hà Nội) gây được tiếng vang lớn nhát ở Bắc Kì năm 1873.

Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai của nhân dân ta (1883) là sự kết hợp chiến đấu giữa đội quân của

Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai của nhân dân ta (1883) là sự kết hợp chiến đấu giữa đội quân của Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc.

Ý nào sau đây không phải là điểm chung của chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất 1873 và chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai 1883?

- Các đáp án A, B, C: đều là điểm chung của Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (1873) và chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai (1883).

- Đáp án D: là điểm khác của hai chiến thắng này:

+ Chiến thắng Cầu Giấy lần 1: khiến Pháp hoang, lo sợ và tìm cách thương lượng với triều đình nhà Nguyễn.

đề trắc nghiệm lịch sử 8 mới nhất

X