Lễ hội Ok Om Bok mà không phải là Lễ hội Ok Om Bok - Đua ghe ngo vì đua ghe ngo chỉ là một hoạt động trong lễ hội.
Một lễ hội có nhiều phần như Ok Om Bok thì không thể lấy tên một hoạt động đặt tên cho văn bản.
Vì sao nhan đề của văn bản là Lễ hội Ok Om Bok mà không phải là Lễ hội Ok Om Bok
Xuất bản: 28/12/2022 - Cập nhật: 28/12/2022 - Tác giả: Cao Mỹ Linh
Câu Hỏi:
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào Khmer nhất cả nước với hơn 400 000 người, chiếm gần 31% dân số cả tỉnh. Người Khmer ở đây coi Mặt Trăng là một vị thần điều tiết mùa màng trong năm. Vì vậy, cứ vào khoảng giữa tháng 10 âm lịch hằng năm, cũng là những ngày cuối mùa mưa và là thời gian thu hoạch hoa màu đủ loại, trong đó có lúa nếp là sớm nhất, họ lấy lúa nếp làm thành cốm dẹp cùng các hoa màu khác để làm lễ vật cúng Mặt Trăng. Nghi thức lễ được tiến hành vào tối 15-10 âm lịch, khi Mặt Trăng lên cao, mọi người tập trung tại sân chùa hay sân nhà để làm lễ. [...] Cúng xong, mọi người quây quần cùng thụ lộc các đồ cúng để hưởng phước, các em nhỏ thì vui chơi, múa hát cho đến đêm khuya.
Trong lễ hội Ok Om Bok, hội đua ghe ngo cũng là hoạt động mà bà con Khmer Nam Bộ mong chờ. Đua ghe ngo là nghi thức truyền thống tiễn đưa thần Nước, sau mùa gieo trồng về với biển cả, cũng là nghi thức tôn giáo tưởng nhớ rằng thần
Rắn Na-ga( xưa biến thành khúc gỗ để đưa Phật qua sông. Chiếc ghe ngo là vật dụng được người Khmer và nhà chùa coi là linh thiêng, cũng là tài sản quý của cả phum sóc2), được bảo quản cẩn thận tại chùa. Trước kia, mỗi năm ghe ngo được hạ thuỷ một lần vào ngày lễ hội Ok Om Bok. Ghe ngo có chiều dài khoảng 30 mét, mỗi ghe có thể chở trên dưới 50 tay bơi. Nguyên bản chiếc ghe ngo là loại thuyền độc mộc lớn, làm từ thân cây gỗ tốt. Ngày nay, ghe ngo được đóng bằng nhiều tấm ván dài ghép lại với nhau. Ghe ngo có mũi và lái cong, thân được trang trí hoa văn sặc sỡ, đầu ghe có hình con thú biểu trưng cho ghe và chùa của mình. Giữa lườn ghe, người ta đặt một cây dài từ đầu đến cuối thân ghe gọi là cây cần câu nhằm giữ thăng bằng và làm cho ghe có sức bật tốt khi bơi. Để có thể bước vào cuộc đua ghe ngo sôi nổi, công tác chuẩn bị được tiến hành rất chu đáo, từ việc sửa chữa, đóng ghe ngo mới, sơn vẽ hoa văn lại trên thân ghe cho đến tập luyện bơi. Đặc biệt, các chùa Khmer có đội ghe ngo tham gia còn tổ chức một nghi lễ rất quan trọng, đó là lễ hạ thuỷ. Ngày nay, nghi lễ hạ thuỷ không chỉ được thực hiện một lần vào dịp lễ hội Ok Om Bok – Đua ghe ngo như trước, mà có khi nhiều lần trong năm (tuỳ theo điều kiện của các chùa) để tham gia các giải đua cấp huyện nhằm kiểm tra đội ghe, hướng tới giải đua của tỉnh. Đối với đồng bào Khmer Nam Bộ, lễ hạ thuỷ ghe ngo vừa mang tính truyền thống, vừa mang yếu tố tâm linh, góp phần vào sự đa dạng văn hoá và phát triển xã hội.
Năm nay, lễ hội Ok Om Bok – Đua ghe ngo được tổ chức trong bảy ngày, với nhiều hoạt động hấp dẫn. [...] Điểm nhấn của lễ hội chính là Giải Đua ghe ngo với hai nội dung thi đấu 1 000 mét đối với nữ, 1 200 mét đối với nam, diễn ra trong hai ngày 10 và 11-11. Những năm gần đây, lễ hội Ok Om Bok – Đua ghe ngo ở Sóc Trăng ngày càng được tổ chức quy mô, đi vào chiều sâu hơn. Lễ hội chính là dịp tăng cường các mối quan hệ cộng đồng để đồng bào các dân tộc ở Sóc Trăng ngày càng gắn kết, thi đua lao động sản xuất, xây dựng quê hương giàu đẹp.
LỄ HỘI OK OM BOK
Lễ hội Ok Om Bok được tổ chức hằng năm nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ. Năm nay (2019), lễ hội Ok Om Bok – Đua ghe ngo Sóc Trăng lần thứ IV khu vực Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra trong 7 ngày (từ ngày 5 đến ngày 11-11) với nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể thao đặc sắc.Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào Khmer nhất cả nước với hơn 400 000 người, chiếm gần 31% dân số cả tỉnh. Người Khmer ở đây coi Mặt Trăng là một vị thần điều tiết mùa màng trong năm. Vì vậy, cứ vào khoảng giữa tháng 10 âm lịch hằng năm, cũng là những ngày cuối mùa mưa và là thời gian thu hoạch hoa màu đủ loại, trong đó có lúa nếp là sớm nhất, họ lấy lúa nếp làm thành cốm dẹp cùng các hoa màu khác để làm lễ vật cúng Mặt Trăng. Nghi thức lễ được tiến hành vào tối 15-10 âm lịch, khi Mặt Trăng lên cao, mọi người tập trung tại sân chùa hay sân nhà để làm lễ. [...] Cúng xong, mọi người quây quần cùng thụ lộc các đồ cúng để hưởng phước, các em nhỏ thì vui chơi, múa hát cho đến đêm khuya.
Trong lễ hội Ok Om Bok, hội đua ghe ngo cũng là hoạt động mà bà con Khmer Nam Bộ mong chờ. Đua ghe ngo là nghi thức truyền thống tiễn đưa thần Nước, sau mùa gieo trồng về với biển cả, cũng là nghi thức tôn giáo tưởng nhớ rằng thần
Rắn Na-ga( xưa biến thành khúc gỗ để đưa Phật qua sông. Chiếc ghe ngo là vật dụng được người Khmer và nhà chùa coi là linh thiêng, cũng là tài sản quý của cả phum sóc2), được bảo quản cẩn thận tại chùa. Trước kia, mỗi năm ghe ngo được hạ thuỷ một lần vào ngày lễ hội Ok Om Bok. Ghe ngo có chiều dài khoảng 30 mét, mỗi ghe có thể chở trên dưới 50 tay bơi. Nguyên bản chiếc ghe ngo là loại thuyền độc mộc lớn, làm từ thân cây gỗ tốt. Ngày nay, ghe ngo được đóng bằng nhiều tấm ván dài ghép lại với nhau. Ghe ngo có mũi và lái cong, thân được trang trí hoa văn sặc sỡ, đầu ghe có hình con thú biểu trưng cho ghe và chùa của mình. Giữa lườn ghe, người ta đặt một cây dài từ đầu đến cuối thân ghe gọi là cây cần câu nhằm giữ thăng bằng và làm cho ghe có sức bật tốt khi bơi. Để có thể bước vào cuộc đua ghe ngo sôi nổi, công tác chuẩn bị được tiến hành rất chu đáo, từ việc sửa chữa, đóng ghe ngo mới, sơn vẽ hoa văn lại trên thân ghe cho đến tập luyện bơi. Đặc biệt, các chùa Khmer có đội ghe ngo tham gia còn tổ chức một nghi lễ rất quan trọng, đó là lễ hạ thuỷ. Ngày nay, nghi lễ hạ thuỷ không chỉ được thực hiện một lần vào dịp lễ hội Ok Om Bok – Đua ghe ngo như trước, mà có khi nhiều lần trong năm (tuỳ theo điều kiện của các chùa) để tham gia các giải đua cấp huyện nhằm kiểm tra đội ghe, hướng tới giải đua của tỉnh. Đối với đồng bào Khmer Nam Bộ, lễ hạ thuỷ ghe ngo vừa mang tính truyền thống, vừa mang yếu tố tâm linh, góp phần vào sự đa dạng văn hoá và phát triển xã hội.
Năm nay, lễ hội Ok Om Bok – Đua ghe ngo được tổ chức trong bảy ngày, với nhiều hoạt động hấp dẫn. [...] Điểm nhấn của lễ hội chính là Giải Đua ghe ngo với hai nội dung thi đấu 1 000 mét đối với nữ, 1 200 mét đối với nam, diễn ra trong hai ngày 10 và 11-11. Những năm gần đây, lễ hội Ok Om Bok – Đua ghe ngo ở Sóc Trăng ngày càng được tổ chức quy mô, đi vào chiều sâu hơn. Lễ hội chính là dịp tăng cường các mối quan hệ cộng đồng để đồng bào các dân tộc ở Sóc Trăng ngày càng gắn kết, thi đua lao động sản xuất, xây dựng quê hương giàu đẹp.
(Theo THẠCH NHI, daidoanket.vn)
Vì sao nhan đề của văn bản là Lễ hội Ok Om Bok mà không phải là Lễ hội Ok Om Bok - Đua ghe ngo?
Câu hỏi trong đề: Bộ đề Trắc nghiệm Ngữ Văn 10 Cánh Diều
Đáp án và lời giải
đáp án đúng: C