Vì sao Mỹ thực hiện chiến lược toàn cầu?

Xuất bản: 06/03/2023 - Cập nhật: 07/09/2023 - Tác giả: Hà Anh

Câu Hỏi:

Vì sao Mỹ thực hiện chiến lược toàn cầu?

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: D

Mỹ thực hiện chiến lược toàn cầu bởi tham vọng muốn làm bá chủ thế giới.
Thông tin bổ sung

Nội dung cơ bản chiến lược toàn cầu của Mĩ

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới. Chiến lược đó được thực hiện qua nhiều chiến lược cụ thể, dưới tên gọi các học thuyết khác nhau:
Với ba mục tiêu chủ yếu:
  • Một là : Ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ CNXH trên thế giới
  • Hai là : Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình, dân chủ trên thế giới.
  • Ba là : Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ

Vì sao mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu?

Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu vì Mĩ tham vọng làm bá chủ thế giới.
Với ba mục tiêu chủ yếu trên, Mĩ đã thực hiện triển khai chiến lược Toàn cầu ở Tây Âu:
- Việc triển khai chiến lược Toàn cầu ở Tây Âu 1947 – 1949:
  • 12/3/1947, tổng thống Mĩ Truman đọc thông điệp trước quốc hội Mĩ, khẳng định: Sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ và đề nghị viện trợ khẩn cấp 400 triệu USD cho hai nước Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kì.
  • Đầu tháng 6/1947, Mĩ đề ra “kế hoạch Mácsan” với khỏang viện trợ 17 tỉ USD để giúp các nước Tây Âu phục hồi nên kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh. Và thông qua kế hoạch này, Mĩ còn nhằm tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu.
  • Ngày 4/4/1949, Mĩ thành lập khối quân sự - Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Đây là liên minh quân sự lớn nhất cùa các nước tư bản phương Tây do Mĩ cầm đầu nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

Hà Anh (Tổng hợp)

Câu hỏi liên quan

Trong những năm 1945 - 1973, quốc gia nào sau đây triển khai chiến lược toàn cầu với một trong những mục tiêu là ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội?

Trong những năm 1945 - 1973, Mĩ là quốc gia triển khai chiến lược toàn cầu với một trong những mục tiêu là ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, giới cầm quyền Mĩ đã đề ra “Chiến lược toàn cầu” nhằm:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, giới cầm quyền Mĩ đã đề ra “Chiến lược toàn cầu” nhằm chống phá các nước XHCN, đẩy lùi phong trào đấu tranh dân tộc và thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới.

Trong những năm 1945 - 1973, quốc gia nào sau đây triển khai chiến lược toàn cầu với một trong những mục tiêu là đàn áp phong trào cộng sản quốc tế?

Trong những năm 1945 - 1973, Mĩ đã triển khai chiến lược toàn cầu với một trong những mục tiêu là đàn áp phong trào cộng sản quốc tế?

Mục tiêu quan trọng nhất của Mĩ trong chiến lược toàn cầu là :

Mục tiêu quan trọng nhất của Mĩ trong chiến lược toàn cầu là ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới.

Trong những năm 1945 - 1973, quốc gia nào sau đây triển khai chiến lược toàn cầu với một trong những mục tiêu là đàn áp phong trào công nhân quốc tế?

Trong những năm 1945 - 1973, Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với một trong những mục tiêu là đàn áp phong trào công nhân quốc tế.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, dựa trên cơ sở nào các đời Tổng thống Mĩ theo đuổi chiến lược toàn cầu :

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các đời Tổng thống Mĩ theo đuổi chiến lược toàn cầu dựa trên cơ sở tiềm lực kinh tế, quân sự, khoa học kĩ thuật.

Trong những năm 1945 - 1973, quốc gia nào sau đây triển khai chiến lược toàn cầu với một trong những mục tiêu là đàn áp phong trào giải phóng dân tộc?

Trong những năm 1945 - 1973, Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với một trong những mục tiêu là đàn áp phong trào giải phóng dân tộc.

Nội dung nào không nằm trong chiến lược toàn cầu của Mĩ ?

Nội dung không nằm trong chiến lược toàn cầu của Mĩ là chia cắt đất nước Ấn Độ thành Ấn Độ và Pakixtan.

Điều kiện để Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu thực hiện tham vọng bá chủ thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

Điều kiện để Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu thực hiện tham vọng bá chủ thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là tiềm lực kinh tế và quân sự to lớn của Mĩ.

đề trắc nghiệm lịch sử 12 mới nhất

X