Về mặt di truyền, người ta không dùng con lai kinh tế làm giống vì:

Xuất bản: 06/11/2020 - Cập nhật: 26/09/2023 - Tác giả: Nguyễn Hưng

Câu Hỏi:

Về mặt di truyền, người ta không dùng con lai kinh tế làm giống vì:

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: B

Người ta không dùng con lai kinh tế làm giống vì con lai kinh tế là thể dị hợp sẽ phân li và tạo ở đời sau thể đồng hợp lặn biểu hiện kiểu hình xấu.

Nguyễn Hưng (Tổng hợp)

Câu hỏi liên quan

Lấy phấn hoa của cây bố thụ phấn cho nhụy của cây mẹ, lấy hạt của cây mẹ gieo trồng, chọn các cây có đặc tính tốt làm giống là phương pháp chọn tạo giống cây trồng gì?

Lấy phấn hoa của cây bố thụ phấn cho nhụy của cây mẹ, lấy hạt của cây mẹ gieo trồng, chọn các cây có đặc tính tốt làm giống là phương pháp chọn lọc chọn tạo giống cây trồng.

Hạt làm giống cần có các tiêu chuẩn nào sau đây?

Hạt làm giống cần có các tiêu chuẩn: Chất lượng tốt, thuần chủng, không sâu bệnh.

Sử dụng các tác nhân vật lý hoặc chất hóa học để xử lí các bộ phận của cây gây ra đột biến, chọn những dòng có lợi để làm giống là phương pháp chọn tạo giống cây trồng gì?

Sử dụng các tác nhân vật lý hoặc chất hóa học để xử lí các bộ phận của cây gây ra đột biến, chọn những dòng có lợi để làm giống là phương pháp gây đột biến chọn tạo giống cây trồng.

Ở cà chua, A quy định quả đỏ, a quy định quả vàng. Khi cho cà chua quả đỏ dị hợp tự thụ phấn được F1. Xác suất chọn được ngẫu nhiên 3 quả cà chua màu đỏ có kiểu gen đồng hợp làm giống từ số quả đỏ thu được ở F1 là

Ở cà chua, A quy định quả đỏ, a quy định quả vàng. Khi cho cà chua quả đỏ dị hợp tự thụ phấn được F1. Xác suất chọn được ngẫu nhiên 3 quả cà chua màu đỏ có kiểu gen đồng hợp làm giống từ số quả đỏ thu được ở F1 là 1/27

Gia đình em 1 năm sản xuất được 45 tấn thóc, số để ăn là 0,5 tấn, số để làm giống là 1 tấn. Vậy mức sản phẩm bán ra thị trường của gia đình em là:

Gia đình em 1 năm sản xuất được 45 tấn thóc, số để ăn là 0,5 tấn, số để làm giống là 1 tấn. Vậy mức sản phẩm bán ra thị trường của gia đình em là: 45 – (1+ 0,5) = 43,5 tấn

Dưới đây là các bước trong các quy trình tạo giống mới:
I. Cho tự thụ phấn hoặc lai xa để tạo ra các giống thuần chủng
II. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn
III. Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến
IV. Tạo dòng thuần chủng
Quy trình nào sau đây đúng nhất trong việc tạo giống bằng phương pháp gây đột biến?

Quy trình đúng để tạo giống bằng phương pháp gây đột biến là: III → II → IV
Kiến thức: Quy trình tạo giống bằng phương pháp gây đột biến:
- Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến.
- Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
- Tạo dòng thuần chủng mang kiểu hình mong muốn.

Phương pháp nào dưới đây là nhân giống thuần chủng?

Phương pháp nhân giống thuần chủng là: Lợn Móng Cái x Lợn Móng Cái.
Nhân giống thuần chủng là phương pháp nhân giống chọn ghép đôi giao phối con đực với con cái của cùng một giống để được đời con cùng giống với bố mẹ. Có nhiều phương pháp để chọn giống, bao gồm chọn phối cùng giống và chọn phối khác giống.

Để chọn lọc giống gà Ri ngày càng tốt hơn, người ta giữ lại làm giống những con gà trống và mái không có đặc điểm nào dưới đây?

Giải thích: (Để chọn lọc giống gà Ri ngày càng tốt hơn, người ta giữ lại làm giống những con gà trống và mái không có đặc điểm: Có tính ấp bóng (ấp không có trứng) - SGK trang 89)

Trong chăn nuôi, người ta giữ lại con đực có nhiều tính trạng tốt làm giống cho đàn của nó là đúng hay sai, tại sao?

Giữ lại con đực có nhiều tính trạng tốt làm giống cho đàn của nó là sai.
Vì đây là giao phối gần có thể gây thoái hóa giống, con đực F1 có nhiều tính trạng tốt nhưng qua nhiều thế hệ giao phối gần thì ưu thế lai giảm dần → nhiều tính trạng xấu biểu hiện

Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và sâu bệnh ?

Người ta giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và sâu bệnh vì những hạt này có phôi khoẻ, giữ được chất dinh dưỡng dự trữ, giúp hạt có tỉ lệ nảy mầm cao và phát triển thành cây con khoẻ mạnh

đề trắc nghiệm sinh học 9 mới nhất

X